- Mã số xuất nhập khẩu
3.3.2.1 Hoàn thiện và phát triển trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu vè ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, NHNN tham gia với tư cách là người mua – bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế có hiệu quả. Để hồn thiện thị trường này làm cơ sở cho việc hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam, NHNN cần thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
- Giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tùy thuộc theo nhu cầu của từng NHTM.
- Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như ngân hàng trung ương và các NHTM, các đơn vị kinh tế có doanh số hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, những người môi giới, tạo cho thị trường hoạt đống sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị trường hơn.
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mua bán trao đổi ngay, mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền lựa chọn , hốn đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ mượn trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt , phù hợp với thị
tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, cơng bố tỷ giá bình qn giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá mua ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thỡ cỏc biện pháp này là cần thiết nhưng dần phải nới lỏng từng bước để chỳng khụng trở thành lực cản cho sự phát triển của thị trường ngoại hối. Do tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn, trước mắt nới lỏng dần biên độ dao động, tiến tới dỡ bỏ biên độ, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế đồng thời chuyển hướng từ từ sang cơ chế tỷ giá thả nổi tự do có sự quản lý của Nhà nước, bằng việc sử dụng các công cụ lãi suất để điểu tiết thị trường tiền tệ.
- Cần tính tốn xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều
chỉnh thị trường ngoại hối khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơ sốt giả tạo trên thị trường.