Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển

Một phần của tài liệu Tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 72 - 74)

- Mã số xuất nhập khẩu

3.3.1.2. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển

Thực hiện chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các bộ, ngành có liên quan như thương mại, tư pháp, hải quan, thuế,… nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cỏc bờn liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong quá trình hướng dẫn thực hiện.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, duy trì mở rộng thị phần trờn cỏc thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển và xâm nhập các thị trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, WTO. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại,

thong tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngồi.

Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, cơng nghệ cao.

Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, cơng ty bảo hiểm tín dụng hay ngân hàng xuất khẩu, nhất là đối với một số ngành nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, nông sản, may mặc, giảm thuế, lãi vay và các hình thức trợ giỏ khỏc. Cỏc quỹ và công ty này sẽ đứng ra cam kết, tái tài trợ cho các NHTM trong các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế.

Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục tài chính, tạo hành lang thơng thống cho hoạt động xuất nhập khẩu. Cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành như hải quan, thuế, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo một chu trình tuần tự khép kín, giảm bớt các thủ tục, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước trong việc thực hiờn cỏc chính sách quản lý ngoại hối, tiến tới xóa bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu mà thay thế bằng việc áp dụng các biện pháp về thuế. Kịp thời phát hiện các lệch lạc trong thực thi song cần mềm dẻo kinh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế đất nước. Hạn chế việc hình sự hóa các vụ án kinh tế gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhiều khi dẫn tới phá sản hoặc nếu có khắc phục được thì cũng vơ cùng khó khăn và mất nhiều thời gian.

Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, dần từng bước tiến tới áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái tự do và Nhà nước chỉ can tiệp khi cần thiết thong qua công cụ lãi suất chiết khấu và các biện pháp vĩ mô khác.

Một phần của tài liệu Tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w