Kinh nghiệm quản lý thu gom, xử lý rác thải

Một phần của tài liệu Luận văn Ứng dụng phân tích dòng vật chất để đánh giá hiện trạng và tiềm năng tái chế lốp xe ô tô phế thải tại Việt Nam (Trang 43 - 48)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu gom, xử lý rác thải

Quản lý chất thải rắn hiện tại trên thế giới rất được chú trọng, vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Chính phủ các nước đang tìm mọi cách để tìm ra phương án tối ưu để giải quyết vấn đề này. Đặc biệt là vấn đè ô nhiễm do sản xuất và chất thải gây nên.

Nhật Bản là một nước đi đầu trong việc bảo vệ môi trường nhất là vấn đề xử lý chất thải bởi sản xuất cùng phát triển, chất thải càng nhiều. Kinh nghiệm mà Nhật Bản đã và đang làm trong vấn đề xử lý rác thải sẽ là những điều rất quý báu với Việt Nam, nếu chúng ta biết vận hành một cách kịp thời. Theo số liệu của cục Y tế môi sinh Nhật Bản thì hàng năm quốc gia này thải ra khoảng 450 triệu tấn ( không tính rác thải phóng xạ) trong đó: rác thải công nghiệp chiếm 397 tấn, rác thải thông

HU

TE

CH

thường 52,2 tấn, rác thải gia đình 957 nghìn tấn.. Trong tổng số trên 36% là tái chế được. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho vấn đề xử lý rác tính theo đầu người khoảng 300 nghìn yên ( khoảng 2500USD). Ý thức được vấn đề ô nhiễm môi trường, năng lượng cạn kiệt, môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng người dân Nhật Bản rất coi trọng bảo vệ môi trường đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải nên đã ban bố luật: “ Xúc tiến sử dụng những nguồn tài nguyên tái chế” từ năm 1992, góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế, Sau đó, luật “Xúc tiến thu gom, phân loại ,tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo luật này người dân phải phân chia rác theo từng loại, hiện tại là 4 loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái sinh gồm hai loại là: giấy catton hộp và plastic, vỏ lon, chai bia rượu… ngoài ra còn có loại rác cồng kềnh. Sau đó chính quyền địa phương sẽ đến thu gom rác theo từng loại,theo từng ngày nhất định rồi chuyển tới nhà máy xử lý rác. Việc tái chế bao bì và nhựa gặp rất nhiều trở ngại. Lý do là công suất tái chế trên toàn quốc mới đạt 50 triệu tấn năm. Nhật bản phải sử dụng 10% lượng dầu thô nhập khẩu để chế tạo ra 12 triệu tấn nhựa công nghiệp, chiếm 10% hàng nhựa trên thế giới. Rác thải nhựa được tái chế thành nguyên liệu chỉ chiếm 17%,trong đó 10% tái chế thành hạt nhựa, còn lại 7% dùng để phát điện hay mục đích khác. Tái chế phế thải xây dựng cũng làm đau đầu các nhà quản lý môi trường. Người ta phải thu gom vật liệu và bê tông phế thải từ các công trường xây dựng chuyển đền nhà máy chuyên tái chế thành cát và sắt thép. Chi phí cho việc này rất tốn kém, thậm chí còn cao hơn cả việc nhập khẩu nguyên liệu tương tự,nhưng không tái chế sẽ gây ô nhiễm môi trường. Đối với rác nhà bếp, 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón. Chính quyền địa phương đôi khi còn tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường nhàm nâng cao nhân thức của nhân dân, và tặng thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả. Học sinh ngày từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường. Chính phủ Nhật đã và đang chú trọng

HU

TE

CH

đầu tư những chương trình nghiên cứu để nâng cao khả năng tái sinh của rác thải nhiều hơn, đa dạng hơn để phục vụ nền kinh tế quốc dân và đặc biệt quan trọng là bảo vệ môi trường sống.

Tại Israel công tác quản lý rác thải rắn đó là việc thực hiện việc thiết lập hạ tầng cơ sở cho việc tái chế chất thải và sản xuất năng lượng; nâng cao chất lượng các bãi chôn lấp rác thải, trạm chuyển tiếp và tái chế; đóng cửa các bãi rác của địa phương quy mô nhỏ và tập trung vào các địa điểm vùng với độ nguy hại môi trường thấp nhất; ban hành các quy định về chất thải công nghiệp, xây dựng và chăn nuôi... để đảm bảo tái chế tối đa, giảm khối lượng chất thải, giảm bãi chôn lấp rác thải và nhất là giảm nguy hại đến môi trường.

Đến năm 2003, Israel đã đóng cửa trên 550 bãi chôn lấp rác thải trái phép; 80% chất thải rắn được xử lý ở bãi rác có phép; 20% lượng chất thải được tái chế... C ó 5 thành phần cho một giải pháp toàn diện quản lý chất thải rắn gồm cơ sở hạ tầng, xe chuyên chở, địa điểm phân loại; quy định ai làm gì; tổ chức thu gom và xử lý; tuyên truyền và giáo dục; bắt buộc thi hành và xử phạt nghiêm. Hội thảo cũng giới thiệu tổng quan về tài nguyên nước của Israel và nêu ra những điểm tương đồng với Việt Nam ; đồng thời nhấn mạnh đến việc đánh giá tài nguyên nước tự nhiên và dự báo nhu cầu về nước là những yếu tố quan trọng nhất trong công tác quản lý nước. Tại các nước phát triển như Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan…) và các nước đang phát triển ( Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungari, Nga…) áp dụng thu phí Bảo vệ môi trường nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của tổ chức cá nhân hướng tới giảm thiểu việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nguồn thu cho Bảo vệ môi trường. Đây là công cụ kinh tế trực tiếp nhằm đưa chi phí BVMT vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc: “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Về phương pháp thu phí, kinh nghiệm ở nhiều nước đều chia thu phí theo các nguồn thải lưu động (các phương tiện giao thông, cơ giới) và nguồn thải cố định (các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). Phí đối với các nguồn thải lưu động thường được tính theo 2 cách: Tính vào giá nhiên liệu như xăng, dầu, khí hóa lỏng (LPG)... hoặc Tính theo từng phương tiện giao thông. Tương tự, phí đối với các nguồn thải cố

HU

TE

CH

định cũng được thu dựa trên 2 cách: Tính phí vào lượng nguyên/nhiên liệu sử dụng, là phương pháp tương đối đơn giản, dễ áp dụng, song cũng dễ xuất phát những mâu thuẫn giữa các cơ sở công nghiệp với các trình độ công nghệ khác nhau hoặc Tính theo thải lượng chất khí gây ô nhiễm, là phương pháp chính xác và công bằng nhất, song việc xác định khối lượng các khí thải ra của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong nhiều trường hợp lại không hề đơn giản. Cách tối ưu là thải lượng các chất gây ô nhiễm được xác định thông qua việc quan trắc, đo thực tế cho từng cơ sở, song cần có sự đầu tư lớn về kinh phí, thời gian. Một cách khác, dễ áp dụng hơn, là có thể sử dụng các hệ số phát thải để tính toán thải lượng, tuy nhiên cách tính này không thể đảm bảo chính xác tuyệt đối và cũng sẽ dễ phát sinh những mâu thuẫn. Về mức phí, để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường thì mức phí phải cao bằng chi phí giảm thiểu ô nhiễm cận biên, điều mà một số nước đã đạt được như Mỹ, Ba Lan... (Ở Ba Lan, mức phí là 80 EURO/tấn SO2, NO2 năm 1996). Tuy nhiên, theo thời gian, tác dụng khuyến khích BVMT của một loại phí có thể bị giảm do lạm phát. Vì vậy, mức phí cụ thể cần được rà soát và điều chỉnh theo thời gian.

Ngoài ra, mức phí phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, phải có tính khả thi cao. Vì vậy, mức phí có thể được xây dựng với mức thấp, để cho các đối tượng nộp phí có thể chấp nhận, sau đó được tăng dần đến mức cần thiết theo một lộ trình nhất định. Cộng hòa Séc là nước đã có những bước tăng mức phí rất phù hợp (năm 1996 vào khoảng 20 - 25 EURO/tấn SO2, NO2, sau đó tăng dần), còn ở Ba Lan mức phí được điều chỉnh hàng năm.

Về phân bổ nguồn phí, về nguyên tắc, phí BVMT phải được đầu tư trở lại cho công tác BVMT. Ở nhiều nước, phí BVMT thường được chi trở lại cho môi trường thông qua các quỹ BVMT Trung ương và địa phương, ở Trung Quốc và Thụy Điển, một số phí BVMT thu được được hoàn trả lại cho các doanh nghiệp sau khi họ đã đầu tư cho việc xây dụng các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

HU

TE

CH

Thực hiện quy định của Luật BVMT 2005 và Pháp lệnh Phí, thời gian qua, Bộ Tài chính và Bộ TN&MT đã xây dựng Dự thảo Nghị định về phí BVMT đối với khí thải với một số điểm chính như sau:

Đối tượng chịu phí là các khí thải ra từ quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bao gồm: tổng bụi (TSP), sunfua dioxit (SO2), oxit nitơ (NOx) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

Đối tượng nộp phí gồm: Chủ các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ và chủ các phương tiện giao thông cơ giới phải đăng kiểm theo quy đinh của pháp luật. Tại Việt Nam vấn đề xử lý rác thải đang được chú trọng đầu tư xây dựng, công ty TNHH xử lý chất thải Rắn Việt Nam ( VWS) tập trung xử lý các vấn đề không thể không tránh khỏi những sơ suất

Về phương pháp thu, phí BVMT khí gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ do các Sở TN&MT thu, còn phí khí thải từ các phương tiện giao thông sẽ do các cơ quan đăng kiểm thu khi thực hiện hoạt động đăng kiểm định kỳ.

Vấn đề xử lý rác thải đang được chú trọng đầu tư xây dựng, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xử Lý Chất Thải Rắn Việt Nam (VWS), đầu tư dự án Khu Liên hợp Xử lý Chất thải rắn Đa Phước được xây dựng trên khu vực đất mềm ẩm ướt thuộc xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, miền Nam, Việt Nam. Một bãi chôn lấp theo qui định và tiêu chuẩn cấp II của bang California đang được xây dựng tại Khu Liên Hợp. Trong giai đoạn I của dự án, một Bãi chôn lấp có diện tích khoảng 30,6 hécta và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3 đã được xây dựng. Bãi chôn lấp giai đoạn I được thiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải/ngày, hiện đang nhận xử lý 3.000 tấn /ngày cho thành phố Hồ Chí Minh và 20 tấn/ngày cho Long An. Quy trình hoạt động như sau: Trước tiên, rác đi qua nhà máy phân loại, được tách lọc những vật liệu có thể tái chế được như nhựa, bao nilon, kim loại, giấy. Anh David Dương cho biết, trong tương lai, những vật liệu này sẽ được tái chế thành vật liệu xây dựng. Các chất hữu cơ trong rác thải sau đó sẽ được tách ra để

HU

TE

CH

sản xuất phân bón. Các chất còn lại sẽ được đem chôn tại bãi chôn lấp. Toàn bộ khu liên hợp xử lý chất thải rắn có diện tích 128 ha, với khả năng xử lý tối thiểu là 3.000 tấn rác/ngày. Như vậy, mỗi ngày, khu xử lý rác của anh David Dương sẽ "ngốn" hơn phân nửa lượng rác của thành phố (khoảng 5.000 tấn rác/ngày), giải quyết đáng kể một trong những vấn đề "đau đầu" nhất trong quản lý đô thị của thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn Ứng dụng phân tích dòng vật chất để đánh giá hiện trạng và tiềm năng tái chế lốp xe ô tô phế thải tại Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)