ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DÒNG CAO SU PHẾ THẢI

Một phần của tài liệu Luận văn Ứng dụng phân tích dòng vật chất để đánh giá hiện trạng và tiềm năng tái chế lốp xe ô tô phế thải tại Việt Nam (Trang 85)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DÒNG CAO SU PHẾ THẢI

3.2.1 Đánh giá hin trng dòng vt cht cao su phế thi

Quá trính sản xuất lốp xe ô tô tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào những chủng loại lốp xe thông dụng, các loại lốp xe đặc thù vẫn phải nhập khẩu do hiện tại các công ty sản xuất lốp tại Việt Nam là chưa đáp ứng đủ điều kiện về công nghệ sản xuất, công thức sản xuất. Lượng sản xuất lốp xe trong những năm gần đây tăng mạnh từ việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng mới các công ty sản xuất lốp xe. Tỷ lệ lốp xe ô tô sản xuất trong nước chiếm 92.17% so với tổng lượng lốp xe ô tô, tỷ lệ lốp xe nhập khẩu 5.88%, trong khi đó lượng tái sử dụng lốp xe ô tô chiếm tỷ lệ khá thấp 1.96%.

Lượng xuất khẩu Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là những chủng loại lốp xe thông thường, xuất khẩu với một khối lượng nhỏ với tỷ lệ xuất khẩu 9.56%. Nguyên nhân là do việc sử dụng công nghệ sản xuất lốp xe cũ, lạc hậu, dẫn tới chất lượng lốp xe là không cao, khó cạnh tranh được với những chủng loại tương đồng của các nước trên thế giới. Giá thành thấp, lợi nhuận thu về là không cao. Thị trường lốp xe xuất khẩu chưa tập trung vào những chủng loại lốp xe chất lượng do vậy lượng lốp ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là ở những dòng lốp chất lượng cao này.

Hin trng lp xe ô tô phế thi: Lốp xe cao su phế thải là một trong những lượng

chất thải có khối lượng lớn và khó tiêu hủy nhất, việc thu gom lốp xe phế thải trên thế giới và tại Việt Nam đang được tiến hành với những đặc trưng riêng.

Lốp xe phế thải được thu gom trên khắp các vùng miền tại Việt Nam, trên các cửa hàng sửa chữa, các doanh nghiệp vận tải, các chủ xe, lốp xe ô tô thải ra được thu mua và tập hợp theo từng vùng, sau đó lượng lốp xe ô tô này được bán lại cho các cơ sở xử lý lốp xe ô tô.

Hầu hết tại các làng nghề thu mua và xử lý lốp xe phế thải như tại : Làng Hòa Bình –Xã Nghĩa Hòa – Huyện Tư Nghĩa – Quảng Ngãi, lốp xe ô tô cũ được thu mua về và tái chế, biến thành nhiều sản phẩm hữu ích. Tại nơi đây ban đầu việc thu gom lốp xe chỉ tập trung vào các khu vực lân cận quang Quảng Ngãi như Bình Định, Quảng

HU

TE

CH

Nam, Đà Nẵng, Phú Yên thì hiện tại lốp xe ô tô được thu gom trên khắp cả nước. Các lốp xe phế thải sau khi được thu gom về sẽ được phân loại, nếu lốp xe còn sử dụng được sẽ được dùng để bán lại để sửa chữa và đưa vào tái sử dụng, lượng lốp xe không còn sử dụng được nữa sẽ được xử lý. Việc tái chế lốp xe thành các sản phẩm đơn giản như dây cao su, bố chỉ cao su cung cấp cho các cơ sở sản xuất lốp xe, các sản phẩm khác như thùng đựng bê tông, dụng cụ trong chăn nuôi… Lốp xe phần lớn được người dân tách cao su ra và cắt nhỏ đem xuất khẩu sang Trung Quốc, lượng thép tách ra được người dân bán cho các cơ sở, nhà máy tái chế thép.

Tại các cơ sở thu mua lốp xe ô tô như cửa hàng mua bán lốp ô tô Hùng Phước (quốc lộ 1A, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM), thu mua lốp xe ô tô dùng để tái sử dụng. Lượng lốp xe được thu mua chọn lọc (thông thường lốp xe còn được khoảng 30% chất lượng) được thu mua với giá chỉ từ 200.000 - 500.000 đ/ chiếc tùy thuộc vào độ mòn của lốp, lốp xe được thu mua đều được các chủ cửa hàng đặt trước và giao người tới các địa điểm, các tỉnh thành để thu gom từ các doanh nghiệp, các chủ xe tải, xe khách, các xưởng sửa chữa, các gara…Lốp cũ được thu mua về và phân loại theo kích cỡ chủng loại. Lượng lốp xe này sẽ được các cơ sở này đắp lốp và tạo gai và tân trang đưa vào sử dụng. Một ưu điểm của các loại lốp này là giá rẻ hơn nhiều so với các loại lốp mới, chi phí tiết kiệm cho các chủ xe tuy nhiên độ an toàn lại không cao và khả năng nguy hiểm gây tai nạn tăng do chất lượng lốp xe xuống cấp và không được đăng kiểm kiểm tra đúng thời hạn.

Tỷ lệ thu gom lốp xe phế thải tại Việt Nam còn rất thấp chiếm 70%, so với các nước phát triển tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Việc thu gom lốp xe phế thải chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, một lý do quan trọng đó là sự kém phát triển trong ngành công nghiệp tái chế lốp xe và đó là một sự lãng phí nguồn tài nguyên tái chế rất lớn.

Tỷ lệ lốp xe thải bỏ không được thu gom rất lớn chiếm 30%, lượng lốp xe này sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, con người, bệnh tật. Do vậy cần có những biện pháp để nâng cao tỷ lệ lốp xe được thu gom

HU

TE

CH

Sản xuất nhiên liệu từ lốp xe phế thải tại Mỹ: Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và tận dụng tối đa các loại vật thải, hiện nay một số công ty lớn ở Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu: tái chế lốp xe đã qua sử dụng và các sản phẩm thải khác để sản xuất điện năng và các vật dụng hữu ích. Một trong những ứng dụng lớn nhất đối với việc tái chế lốp xe là dùng để sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện, nhà máy giấy và nhà máy sản xuất xi măng. Các cơ sở này tiêu thụ tới trên 1/3 lượng lốp thải hàng năm ở Mỹ (trung bình mỗi người dân Mỹ một năm thải ra một chiếc lốp). Nhờ có giải pháp trên mà nhiều công ty đã thu được nguồn lợi khổng lồ, tạo công ăn việc làm cho người lao động và giải quyết tốt vấn đề môi sinh vì trước đây người ta không biết đưa các vật thải đi đâu.

Lốp xe được tái chế thành dầu, và các sản phẩm hữu ích. Công ty Catati, là công ty tham gia lĩnh vực này từ đầu năm 1990, mỗi tháng sản xuất trên 500 tấn thảm trải nhà xưởng dày l,8 cm làm từ vật liệu cao su tận dụng.

Hãng R-B Ruber Product Inc ở McMinnville Oregon lại chuyên sản xuất các loại tấm lót để bảo vệ móng cho ngựa từ cao su. Những tấm lót này trung bình rộng 0,09m2, giá 1,63 USD; còn Hãng Circuit City and Food Locker lại chuyên sản xuất các loại đệm trải nền nhà với nhiều loại màu sắc và kích cỡ khác nhau được khách hàng ưa chuộng.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Môi trường Mỹ, hiện nay mỗi năm Mỹ có khoảng 500 triệu lốp xe thải bỏ và nếu không tái chế sử dụng lại thì sẽ lãng phí rất lớn hoặc nếu không sẽ chỉ dùng để lấp ao hồ hoặc đưa vào các cơ sở hủy rác, tạo ra nguồn thải độc hại nguy hiểm cho môi trường và ô nhiễm nguồn nước. Bởi vậy phương án nói trên là giải pháp tình thế có tính khả thi cao, có lợi về nhiều mặt. Tới đây người ta còn tiếp tục nghiên cứu để sản xuất vật liệu xây dựng từ lốp cao su phế thải. Đó là các viên gạch cao su nhỏ xíu hay còn gọi là "bánh mì" cao su dùng cho việc xây dựng các móng nhà cao tầng để tăng độ đàn hồi và chống lại các trận động đất. Nguyên lý của việc chế biến lốp thải thành các "viên gạch" nói trên là hóa lỏng, loại bỏ các sợi bố, vật liệu kim loại và các chất phụ gia sau đó đóng khuôn để tạo ra sản phẩm.

HU

TE

CH

Các cơ sở tái chế Cao Su tại Việt Nam với việc sử dụng công nghệ cũ, máy móc thiết bị sử dụng lâu năm. Một trong những cơ sở tái chế đó là cơ sở tái chế Sinh Thành tại Tổ 1 ấp Tân Lập, Xã Phước Tân, Thành Phố Biên Hòa tái chế cao su phế thải thành dầu FO. Với diện tích 13.000 m2 bao gồm: 1 nhà xưởng rộng 360m2 làm bằng tôn, sắt tiền chế; một nhà ở cho công nhân và một căn tin. Hiện có 3 lò dùng để tái chế cao su, một bồn chứa dầu thành phẩm, 2 bể nước làm nguội, 2 ao dùng để lưu chứa cặn bã cao su khoảng 400m2. Kho chứa nguyên liệu khoảng 50 tấn cao su. Công nghệ tái chế lạc hậu, việc sử dụng máy móc thiết bị cũ dẫn tới việc ô nhiễm môi trường không khí, do khói và mùi từ việc cao su được đốt cháy, bụi phát sinh trong quá trình sản xuất. Nước thải được trực tiếp thải ra môi trường mà không thông qua xử lý, Toàn bộ nước thải trong quá trình sản xuất được thải ra ao chứa ở phía sau cơ sở. Khi ao chứa đầy, nước thải theo đường ống dẫn chảy ra con mương nước trên đất ông Hoàng Xuân Thành, sau đó chảy ra suối Ông Địa. Nước thải của cơ sở có màu đen, đặc sệt và rất hôi. Nếu tình trạng này kéo dài, nước suối bị ô nhiễm thì người dân ở khu vực này sẽ mất đi nguồn nước sạch...

Các cơ sở tái chế cao su phế thải đều chung tình trạng sử dụng máy móc thiết bị cũ, tự chế, sử dụng công nghệ lạc hậu, và chưa có những biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây nên bệnh tật cho người dân

3.2.2 Vn đề môi trường trong giai đon x lý lp xe ô tô

Hàng năm một khối lượng rất lớn lốp xe được thải bỏ ra trong quá trình sử dụng và sản xuất. Lượng lốp xe này được các cơ sở thu mua với số lượng nhỏ lẻ, tập trung lại trong các xưởng, cơ sở tái chế với công nghệ tái chế lạc hậu, ngoài ra vẫn còn một khối lượng nhỏ lốp xe không được thu gom sẽ gây tác động ảnh hưởng tới môi trường do những đặc tính lý hóa của lốp xe. Hiện trạng tái chế tại Việt Nam vẫn sử dụng các công nghệ cũ gây ô nhiễm tới môi trường, nguồn nước và tới môi trường đất gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt, bệnh tật cho người dân

HU

TE

CH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao su đóng vai trò quan trọng trong đời sống, trong sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của cao su phế thải tới môi trường là rất nghiêm trọng. Một số đặc điểm chính của cao su phế thải là:

- Cao su phế thải là một sản phẩm có giá trị dùng để tái chế, là nguồn nguyên liệu dồi dào vì tận dụng tái chế được hầu hết các sản phẩm có trong cao su phế thải

- Cao su phế thải có chứa nhiều chất nguy hiểm, có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho môi trường khi xử lý sai và xử lý không triệt để

- Cao su phế thải là một chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, phải mất thời gian khoảng vài chục năm mới có thể phân hủy vào trong lòng đất - Cao su phế thải ngày càng tăng với tốc độ khá cao – do sự phát triển nhanh

chóng của nền kinh tế, sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh. Cao su đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt. Do vậy chất thải từ cao su ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Trước khi nền công nghiệp tái sử dụng vỏ xe được hình thành thì những vỏ xe phế thải được tập trung thành đống lớn trên những bãi đất trống, quanh các công trình quang các tuyến đường để đốt. Ô nhiễm môi trường bởi khí độc khi tái chế cao su gây ảnh hưởng tới con người và nguồn nước thải làm ô nhiễm nguồn nước. Việc đốt vỏ xe không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất mà nó còn làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Nhận thấy được hậu quả đó, ở nhiều nước đã ngăn cấm việc đốt và vứt vỏ xe bừa bãi. Ngoài ra, việc xử lý cao su phế thải là nghiền và chôn vào trong lòng đất sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và là nhiễm bẩn nguồn nước Với đặc điểm các cơ sở tái chế cao su đặc trưng bởi hoạt động nhỏ lẻ và phân tán, công nghệ lỗi thời, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số nơi. Chất thải thường được đưa trực tiếp ra môi trường mà không qua khâu xử lý nào, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở tái chế này là rất nghiêm trọng. Đặc trưng của các nhà máy, cơ

HU

TE

CH

sở sản xuất tái chế cao su là sự phát sinh mùi do cao su, các giai đoạn chế biến, xử lý cao su tái chế.

Tác động đến môi trường đất:

Lượng cao su phế thải thường được xử lý thô sơ bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp lộ thiên không đảm bảo môi trường , sự tập trung một lượng lớn chất thải tại các bãi rác sẽ khiến cho hiện tượng quá tải tại các bãi rác. Diện tích đất dành cho các bãi rác tại các thành phố là không đủ so với lượng chất thải thải ra môi trường, trong khi đó tình hình phân loại rác thải hiện nay chưa được tiến hành một cách có hệ thống để phân loại từ nguồn thải...

Nước thải sản xuất khi chưa được xử lý sẽ có độ PH rất thấp, nước thải này không được thu gom và xử lý đúng mức khi thải ra môi trường đất xung quanh sẽ làm giảm sự tăng trưởng và hoạt động của vi khuẩn trong đất, trực tiếp làm giảm năng suất đất canh tác, gián tiếp làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu.

Nước thải trong quá trình tái chế cao su sau thời gian dự trữ 2-3 ngày xẩy ra tình trạng phân hủy, oxy hóa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nước thải ra gây ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước mặt và nước ngầm, màu nước đục, đen kịt, nổi váng, bốc mùi có chứa nhiều chất thải độc hại ... Ngoài ra nước thải của quá trình tái chế còn chứa các hợp chất hóa học, các chất hóa học dễ bay hơi gây mùi ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Tại các cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải, chất thải của quá trình xử lý nước thải và nước cấp bao gồm bùn lắng, cao su phế thải, các chất thải rắn... Bùn lắng từ quá trình xử lý nước thải thuộc loại chất thải đặc biệt có nguy cơ ô nhiễm cao bởi lắng đọng các chất hóa học...

Khả năng gây ô nhiễm đất còn có nguyên nhân là do sự rò rỉ nhiên liệu do dự trữ và bảo quản trong nhà máy. Ảnh hưởng của dầu rò rỉ đến đất đai sẽ là rất nghiêm trọng, mang tính lâu dài và khó khắc phục. Quá trình tái chế cao su tùy từng loại công nghệ và mục đích sản xuất nhưng cuối cùng của quá trình sản xuất vẫn tồn tại một lượng chất thải không thể sử dụng được, chất thải rắn, phải thu gom đem chôn lấp. Nếu không có biện pháp thu gom, xử lý thích hợp thì sẽ mất vệ sinh do tồn

HU

TE

CH

đọng lâu ngày thì lượng chất thải sẽ tồn đọng nhiều hơn, việc tích lũy lâu ngày có thể gây ô nhiễm môi trường tại khu vực, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm tại khu vực. Nước mưa chảy tràn qua chất thải cuốn theo các chất gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt, việc thu gom và quản lý chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm tình trạng gây ô nhiễm cho môi trường

Với sự xâm nhiễm đồng thời của các yếu tố này, cây trồng, mùa màng đã chịu ảnh hưởng nặng nề, nguồn nước uống của người dân cũng bị ô nhiễm nặng

Tác động đến môi trường không khí

Ô nhiễm không khí đó là trong quá trình sản xuất: khí thải đốt từ quá trình vận hành sản xuất, bụi tiếng ồn ...mùi hôi tự nhiên của cao su, mùi trong quá trình tái chế.Sự

Một phần của tài liệu Luận văn Ứng dụng phân tích dòng vật chất để đánh giá hiện trạng và tiềm năng tái chế lốp xe ô tô phế thải tại Việt Nam (Trang 85)