Vấn đề môi trường trong giai đoạn xử lý lốp xe ôtô

Một phần của tài liệu Luận văn Ứng dụng phân tích dòng vật chất để đánh giá hiện trạng và tiềm năng tái chế lốp xe ô tô phế thải tại Việt Nam (Trang 88 - 96)

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2 Vấn đề môi trường trong giai đoạn xử lý lốp xe ôtô

Hàng năm một khối lượng rất lớn lốp xe được thải bỏ ra trong quá trình sử dụng và sản xuất. Lượng lốp xe này được các cơ sở thu mua với số lượng nhỏ lẻ, tập trung lại trong các xưởng, cơ sở tái chế với công nghệ tái chế lạc hậu, ngoài ra vẫn còn một khối lượng nhỏ lốp xe không được thu gom sẽ gây tác động ảnh hưởng tới môi trường do những đặc tính lý hóa của lốp xe. Hiện trạng tái chế tại Việt Nam vẫn sử dụng các công nghệ cũ gây ô nhiễm tới môi trường, nguồn nước và tới môi trường đất gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt, bệnh tật cho người dân

HU

TE

CH

Cao su đóng vai trò quan trọng trong đời sống, trong sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của cao su phế thải tới môi trường là rất nghiêm trọng. Một số đặc điểm chính của cao su phế thải là:

- Cao su phế thải là một sản phẩm có giá trị dùng để tái chế, là nguồn nguyên liệu dồi dào vì tận dụng tái chế được hầu hết các sản phẩm có trong cao su phế thải

- Cao su phế thải có chứa nhiều chất nguy hiểm, có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho môi trường khi xử lý sai và xử lý không triệt để

- Cao su phế thải là một chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, phải mất thời gian khoảng vài chục năm mới có thể phân hủy vào trong lòng đất - Cao su phế thải ngày càng tăng với tốc độ khá cao – do sự phát triển nhanh

chóng của nền kinh tế, sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh. Cao su đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt. Do vậy chất thải từ cao su ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Trước khi nền công nghiệp tái sử dụng vỏ xe được hình thành thì những vỏ xe phế thải được tập trung thành đống lớn trên những bãi đất trống, quanh các công trình quang các tuyến đường để đốt. Ô nhiễm môi trường bởi khí độc khi tái chế cao su gây ảnh hưởng tới con người và nguồn nước thải làm ô nhiễm nguồn nước. Việc đốt vỏ xe không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất mà nó còn làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Nhận thấy được hậu quả đó, ở nhiều nước đã ngăn cấm việc đốt và vứt vỏ xe bừa bãi. Ngoài ra, việc xử lý cao su phế thải là nghiền và chôn vào trong lòng đất sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và là nhiễm bẩn nguồn nước Với đặc điểm các cơ sở tái chế cao su đặc trưng bởi hoạt động nhỏ lẻ và phân tán, công nghệ lỗi thời, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số nơi. Chất thải thường được đưa trực tiếp ra môi trường mà không qua khâu xử lý nào, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở tái chế này là rất nghiêm trọng. Đặc trưng của các nhà máy, cơ

HU

TE

CH

sở sản xuất tái chế cao su là sự phát sinh mùi do cao su, các giai đoạn chế biến, xử lý cao su tái chế.

Tác động đến môi trường đất:

Lượng cao su phế thải thường được xử lý thô sơ bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp lộ thiên không đảm bảo môi trường , sự tập trung một lượng lớn chất thải tại các bãi rác sẽ khiến cho hiện tượng quá tải tại các bãi rác. Diện tích đất dành cho các bãi rác tại các thành phố là không đủ so với lượng chất thải thải ra môi trường, trong khi đó tình hình phân loại rác thải hiện nay chưa được tiến hành một cách có hệ thống để phân loại từ nguồn thải...

Nước thải sản xuất khi chưa được xử lý sẽ có độ PH rất thấp, nước thải này không được thu gom và xử lý đúng mức khi thải ra môi trường đất xung quanh sẽ làm giảm sự tăng trưởng và hoạt động của vi khuẩn trong đất, trực tiếp làm giảm năng suất đất canh tác, gián tiếp làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu.

Nước thải trong quá trình tái chế cao su sau thời gian dự trữ 2-3 ngày xẩy ra tình trạng phân hủy, oxy hóa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nước thải ra gây ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước mặt và nước ngầm, màu nước đục, đen kịt, nổi váng, bốc mùi có chứa nhiều chất thải độc hại ... Ngoài ra nước thải của quá trình tái chế còn chứa các hợp chất hóa học, các chất hóa học dễ bay hơi gây mùi ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Tại các cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải, chất thải của quá trình xử lý nước thải và nước cấp bao gồm bùn lắng, cao su phế thải, các chất thải rắn... Bùn lắng từ quá trình xử lý nước thải thuộc loại chất thải đặc biệt có nguy cơ ô nhiễm cao bởi lắng đọng các chất hóa học...

Khả năng gây ô nhiễm đất còn có nguyên nhân là do sự rò rỉ nhiên liệu do dự trữ và bảo quản trong nhà máy. Ảnh hưởng của dầu rò rỉ đến đất đai sẽ là rất nghiêm trọng, mang tính lâu dài và khó khắc phục. Quá trình tái chế cao su tùy từng loại công nghệ và mục đích sản xuất nhưng cuối cùng của quá trình sản xuất vẫn tồn tại một lượng chất thải không thể sử dụng được, chất thải rắn, phải thu gom đem chôn lấp. Nếu không có biện pháp thu gom, xử lý thích hợp thì sẽ mất vệ sinh do tồn

HU

TE

CH

đọng lâu ngày thì lượng chất thải sẽ tồn đọng nhiều hơn, việc tích lũy lâu ngày có thể gây ô nhiễm môi trường tại khu vực, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm tại khu vực. Nước mưa chảy tràn qua chất thải cuốn theo các chất gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt, việc thu gom và quản lý chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm tình trạng gây ô nhiễm cho môi trường

Với sự xâm nhiễm đồng thời của các yếu tố này, cây trồng, mùa màng đã chịu ảnh hưởng nặng nề, nguồn nước uống của người dân cũng bị ô nhiễm nặng

Tác động đến môi trường không khí

Ô nhiễm không khí đó là trong quá trình sản xuất: khí thải đốt từ quá trình vận hành sản xuất, bụi tiếng ồn ...mùi hôi tự nhiên của cao su, mùi trong quá trình tái chế.Sự ảnh hưởng của quá trình tái chế, quá trình đốt cao su tạo ra bụi, hơi khí độc, khói, tiếng ồn. Nồng độ không khí bị ô nhiễm nặng do bụi và khí thải từ các cơ sở sản xuất tái chế cao su. Theo kết quả đo của một số cơ quan môi trường nhiệt độ trong các nhà xưởng luôn chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời từ 5-60C vượt tiêu chuẩn cho phép(TCCP) từ 2-30C, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần.Tiếng ồn cũng vượt TCCP từ 10- 15dBA, tiếp xúc lâu dài và không có phương tiện bảo vệ có thể dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp, mặt khác các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư

Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu tới các cơ sở sản xuất, phương tiện xếp dỡ và vận chuyển nội bộ trong cơ sở sản xuất. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyde, bụi và quan trọng hơn cả là chì nếu các phương tiện này có sử dụng nguyên liệu pha chì

HU

TE

CH

Nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất phát sinh rất lớn, mỗi ngày từ hàng chục ngàn khối nước thải có chứa hoá chất nguy hại không qua xử lý đổ thẳng xuống hệ thống sông hồ. Thêm vào đó hệ thống cống rãnh nổi xen kẽ trong các khu vực dân cư không đủ sức chứa nên thường bị tràn trên bề mặt gây ô nhiễm nghiêm trọng.Các mẫu nước đều cho các chỉ số các chất hóa học vượt tiêu chuẩn

Hình 3. 6: Nguồn nước ô nhiễm do hoạt động sản tái chế cao su

cho phép nhiều lần. Nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm Bnh tt dân cư

Chất thải từ quá trình thải bỏ cao su, tới quá trình tái chế gây ra những tác động hết sức nguy hiểm cho con người, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước, không khí thì một trong những hậu quả nghiêm trọng khi lượng phế thải cao su chưa được xử lý đem thải trực tiếp ra môi trường, đó là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh chóng, tình trạng bệnh tật, ô nhiễm làm cho môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng

Dân cư chủ yếu mắc các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa da liễu, tai mũi họng, mắt là do không khí, bụi cao su và nước bị ô nhiễm, hậu quả của sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề. Tỷ lệ người dân bị suy nhược thần kinh tương đối cao so với các bệnh khác do tiếng ồn gây mất ngủ.

nh hưởng do các s c môi trường, cháy n

Trong hoạt động sản xuất của nhà máy có thể xảy ra những rủi ro môi trường, những sự cố khó lường trước. Rủi ro có thể xảy ra ở trong mỗi công đoạn, trong mỗi khâu sản xuất của nhà máy. Các sự cố rủi ro có thể xảy ra ở các dạnh sau:

HU

TE

CH

Rò r nguyên liu, hóa cht: việc lưu trữ và bảo quản nhiên liệu, hóa chất trong nhà máy để đảm bảo phục vụ sản xuất có thể bị rò rỉ. Hóa chất rò rỉ trong quá trình bảo quản và sự cố thất thoát trong quá trình nạp nhiên liệu có thể gây sự cố ô nhiễm đất trong khu vực.

S c cháy n: sự cố này có thể xảy ra do thao tác bất cẩn hoặc trục trặc kỹ thuật trong quá trình nạp nhiên liệu. Ngoài ra có sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện. Nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy là cao su là những chất dễ bắt cháy nên sự cố cháy nổ sẽ rất nghiêm trọng nếu xảy ra. Sự cố cháy nổ có thể gây thương tích cho công nhân và gây thiệt hại tài sản cho nhà máy.

b. Thc trng an toàn - v sinh lao động và sc khe ngh nghip trong các làng ngh, cơ s sn xut, doanh nghip

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề có những thuận lợi quyết định bởi đặc tính của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tính linh hoạt, năng động và tăng trưởng nhanh với chi phí đầu tư thấp. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế về tài chính, cơ sở hạ tầng, thiết bị và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp cho nên tình trạng an toàn-sức khỏe nghề nghiệp rất kém, điều kiện lao động trong các doanh nghiệp làng nghề có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp chính quy có quy mô lớn hơn hoặc có công nghệ hiện đại.

c. Các yếu t mt an toàn:

Nhà xưởng

Qua khả sát tại làng nghề và các cơ sở thu gom tái chế lốp xe cao su phế thải đều chưa có nhà xưởng để chứa, điều này là do hạn chế về mặt bằng và tài chính eo hẹp. Mặt bằng sản xuất bố trí chưa hợp lý, vị trí làm việc không tuân theo một quy trình sản xuất chưa phân định rõ đường đi và khoảng cho các chỗ làm việc, không có cửa thoát hiểm dễ xảy ra tai nạn.

Công ngh, thiết b máy móc

Tại các làng nghề thu gom lốp xe máy móc thiết bị dùng để xử lý lốp xe cao su là những vật dụng tự chế, thiếu an toàn kỹ thuật, sử dụng hệ thống máy móc thiết

HU

TE

CH

bị và công nghệ cũ, không có một dây chuyền bán tự động nào, lao động thủ công từ khâu vận chuyển, tới khâu tách lốp, cắt cao su...

Máy móc thiết bị thiếu an toàn, chưa lắp đặt hệ thống kỹ thuật bao che chắn cách ly các bộ phận truyền động, lao động thủ công nặng nhọc độc hại và hết sức nguy hiểm :

- Rò rỉ hơi khí độc, phát sinh tiếng ồn và bụi

- Điện áp nguy hiểm, bức xạ mạnh…

- Thiếu bảng chỉ dẫn, quy trình vận hành máy

- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an to àn, các cơ cấu phòng ngừa quá tải, như van an toàn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình.

- Độ bền của chi tiết, máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình sử dụng.

- Quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại: tồn tại các khu vực nguy hiểm, bụi khí độc, điện áp nguy hiểm…

- Máy, trang bị sản xuất được thiết kế, kết cấu không thích ứng với các đặc điểm sinh lý, tâm lý của người sử dụng

Các yếu t nguy him gây chn thương, tai nn lao động

- Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: Cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến…

- Các mảnh vụn, vật liệu gia công văng bắn: Dụng cụ cắt, đá mài, phôi, chi tiết gia công, các vật liêu...

- Vật rơi, đổ, sập: nguyên vật liệu xếp không gọn gàng chắc chắn, vận chuyển không đúng quy trình…

- Những yếu tố nguy hiểm khác: Làm việc trong khu vưc nguy hiểm ( lò hơi, nung kim loại….) thiếu rào chắn, trơn trượt, vấp ngã khi đi lại.

Nguy cơ nhim độc t khói bi

- Hoá chất, hơi khí độc được sử dụng, phát sinh trong quá tr ình sản xuất có thể xâm nhập vào cơ thể do quá trình thao tác, tiếp xúc gây ngộ độc, nhiễm độc, bỏng bởi các hoá chất có tính axít và kiềm. Có thể có nguy cơ gây cháy nổ…

HU

TE

CH

- Bụi công nghiệp gây ra tổn thương cơ học, bụi độc gây nhiễm độc, sinh ra các bệnh nghề nghiệp, bụi có thể gây cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch.

d. Các yếu t gây ô nhim môi trường không đảm bo v sinh lao động

Yếu t vt lý

Nhiệt độ cao vượt tiêu chuẩn cho phép 7-8 0C thường thấy tại các vị trí lao động như cửa lò đốt. Người lao động vừa chịu tác động của nhiệt độ cao vừa chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt trong khi đó lại thiếu các phương tiện chống nóng nên mức độ ảnh hưởng càng lớn. Điều kiện thông gió kém, nên hầu hết các vị trí lao động có tốc độ lưu chuyển không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tốc độ lưu chuyển không khí có giá trị thấp từ 0,1- 0,2m/s gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động.

Tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất nhất là về ban đêm vượt TCCP từ 10-15 dBA, với mức độ này công nhân tiếp xúc lâu dài không có phương tiện bảo vệ có nguy cơ mắc bệnh điếc nghề nghiệp không có khả năng phục hồi đồng thời với mức độ lan truyền gây mất ngủ cho cộng đồng dân cư.

Các yếu t bi và hóa cht:

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều phát sinh ra bụi. Bụi kim loại, bụi than, bụi giấy đều là các loại bụi gây tác hại xấu cho cơ thể con người. Nhất là bụi kim loại trong các cơ sở sản xuất đã được khảo sát. Kết quả đo các mẫu bụi tại khu sản xuất vượt hàng chục lần từ TCCP.

Khu vực sản xuất sắt thép, sản xuất giấy tái chế phát sinh nhiều loại hơi khí độc và có tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn cao, chiếm từ 18-26% chủ yếu là Oxít nitơ, SO2, Oxít carbon, carbonic vượt TCCP từ 1-2 lần.

Một phần của tài liệu Luận văn Ứng dụng phân tích dòng vật chất để đánh giá hiện trạng và tiềm năng tái chế lốp xe ô tô phế thải tại Việt Nam (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)