THUỐC ỨC CHẾ ENZYM CHUYỂN DẠNG ANGIOTENSIN

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu Tương tác thuốc (Phần 6) ppt (Trang 48 - 58)

Các chất ức chế enzym chuyển angiotensin 1 thành angiotensin 2. Angiotensin 2 là một chất co mạch rất mạnh, làm tiết aldosteron (hormon kháng niệu)

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

BENAZEPRIL viên nén 10 mg

Briazide viên nén (10 mg benazepin HCl + 12,5 mg hydroclothiazid) Briem viên nén bọc 5 mg; 10 mg

Cibacen viên nén 5 mg; 10 mg

CAPTOPRIL

Apo-Capto viên nén 6,25 mg; 12,5 mg; 25 mg; 50 mg; 100mg Captohexal viên nén 25 mg; 50 mg

Captopril Domesco viên nén 25 mg

Captopril stada viên nén 12,5 mg; 25 mg; 50 mg Epsitron viên nén 12,5 mg; 25 mg; 50 mg

Lopril viên nén 25 mg; 50 mg Ropril viên nén 25 mg

Tensiomin viên nén 25 mg; 50mg CILAZAPRIL

Justror viên nén bao phim 0,5 mg; 1 mg; 2,5 mg ENALAPRIL

Apo-Enalapril viên nén 2,5 mg; 5 mg; 10 mg; 20mg Benalapril viên nén 5 mg

Ednyt viên nén 5 mg; 10 mg

Enalapril Stada viên nén 5 mg; 10mg Enam viên nén 5 mg; 10mg Nuril viên nén 5 mg; 10mg Renitec viên nén 5 mg; 10 mg; 20mg IMIDAPRIL Tanatril viên nén 5 mg; 10mg LISINOPRIL Linopril viên nén 10 mg; 20mg

Linoritic forte viên nén 20 mg + 25 mg hydrochlorothiazid Lisoril viên nén 5 mg; 10 mg

PERINDOPRIL

Coversyl viên nén 2 mg; 4 mg

Coversyl plus viên nén 4 mg + 1,25 mg indapamid QUINAPRIL Aceupril viên nén 5 mg; 20 mg RAMIPRIL Corpril nang 2,5 mg; 5 mg Hopace nang 2,5 mg; 5 mg Triatec nang 1,25 mg; 2,5 mg; 5 mg TRANDOLAPRIL Gopten nang 0,5 mg; 2 mg Odrik nang 0,5 mg; 2mg CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC Chống chỉ định: mức độ 4

Thời kỳ mang thai: Tác dụng gây quái thai ở thỏ và rối loạn gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Trường hợp khác: Quá mẫn cảm với thuốc.

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

Thời kỳ cho con bú: Một lượng nhỏ captopril vào sữa, có nguy cơ tích luỹ ở trẻ bú. Nên tránh.

Trường hợp khác: Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở quả thận duy nhất.

Thận trọng: mức độ 2

Suy thận: Nguy cơ rối loạn chức năng thận (protein niệu, bệnh cầu thận, hội chứng thận hư...). Theo dõi protein niệu, creatinin huyết thanh và kali máu.

Cần theo dõi: mức độ 1

Suy tim: Đã thấy những rối loạn tuần hồn và giảm thể tích máu, cần điều chỉnh liều cẩn thận khi suy tim sung huyết.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4

Kali

Phân tích: Thêm kali cho một thuốc có thể gây tăng kali máu. Cơ chế giữ kali này là

do ức chế angiotensin 2, làm giảm aldosteron máu.

Xử lý: Tránh kê đơn đồng thời hai thuốc này vì có nguy cơ tăng kali máu và rối loạn

dẫn truyền tim, đặc biệt với người bệnh cao tuổi, suy thận và suy tim.

Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3

Lithi

Phân tích: Tăng nồng độ lithi có thể dẫn đến hội chứng lú lẫn, biểu hiện quá liều do giảm bài tiết lithi qua thận.

Xử lý: Thay đổi chiến lược điều trị. Chống chỉ định phối hợp này.

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Phân tích: Phong bế hệ renin-angiotensin kéo theo tích luỹ renin tuần hồn, hệ này phụ

thuộc vào natri. Có nguy cơ tăng kali máu nghiêm trọng.

Xử lý: Nên thay đổi phối hợp vì có nguy cơ tăng kali máu.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Amphetamin hoặc dẫn chất

Phân tích: Amphetamin là chất cường giao cảm tác dụng trực tiếp, nên có tính chất

tăng huyết áp. Phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp dẫn đến đối kháng tác dụng và rất khó đạt được cân bằng huyết áp.

Xử lý: Với người bệnh tăng huyết áp nên tránh kê amphetamin.

Baclofen

Xử lý: Theo dõi huyết áp và điều chỉnh liều thuốc chống tăng huyết áp trong và sau khi

điều trị bằng baclofen. Thận trọng đặc biệt ở người bệnh cao tuổi.

Benzamid; butyrophenon; thuốc an thần kinh

Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc có tính chất an thần kinh và gây

tác dụng hạ huyết áp thứ phát.

Xử lý: Nếu cần phối hợp, phải tăng cường theo dõi huyết áp trong và sau khi điều trị

bằng một trong hai thuốc. Có thể phải điều chỉnh liều. Nhấn mạnh cần có kế hoạch sử dụng thuốc và người bệnh cần tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác ở người bệnh cao tuổi.

Corticoid khống

Phân tích: Hiệu quả của các thuốc chống tăng huyết áp có thể giảm do tác động của

các steroid lên sự lưu giữ natri.

Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, phải tăng cường theo dõi huyết áp trong và sau khi

ngừng dùng một trong hai thuốc. Có thể phải điều chỉnh liều. Nhấn mạnh đến kế hoạch dùng thuốc và sự tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác với người bệnh cao tuổi.

Clozapin

Phân tích: Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp.

Xử lý: Trong và sau khi phải ngừng điều trị bằng clozapin, cần theo dõi huyết áp và điều chỉnh liều thuốc chống tăng huyết áp. Thận trọng đặc biệt với người bệnh cao tuổi.

Dẫn chất nitrat chống đau thắt ngực

Phân tích: Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp.

Xử lý: Theo dõi huyết áp và điều chỉnh liều của thuốc chống tăng huyết áp trong và sau

khi ngừng điều trị bằng dẫn chất nitrat chống đau thắt ngực. Thận trọng đặc biệt ở người bệnh cao tuổi.

Dẫn chất phenothiazin

Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này. Hạ huyết áp là một tác dụng

Xử lý: Nếu phải phối hợp thuốc, cần tăng cường theo dõi huyết áp trong khi điều trị và

sau khi ngừng một trong hai thuốc. Tuỳ tình hình, điều chỉnh liều lượng. Nhấn mạnh về kế hoạch dùng thuốc và sự tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác ở người bệnh cao tuổi, đề phòng ngã do hạ huyết áp.

Dextropropoxyphen

Phân tích: Dextropropoxyphen có tác dụng hạ huyết áp nhẹ. Dùng cùng với các thuốc

hạ huyết áp khác sẽ làm tăng tác dụng hạ huyết áp và tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.

Xử lý: Cần theo dõi huyết áp trong khi phối hợp hai thuốc (trong và sau khi ngừng một

trong hai thuốc). Tùy theo thuốc dùng, huyết áp có thể hạ nhiều hay ít. Có thể phải điều chỉnh liều một trong hai thuốc. Lập một kế hoạch dùng thuốc đều đặn. Khuyên người bệnh, nếu thấy chóng mặt khi bắt đầu điều trị, nên gặp lại bác sĩ điều trị vì có thể phải điều chỉnh liều một trong hai thuốc. Tăng cường theo dõi ở người bệnh cao tuổi (nguy cơ ngã) và khuyên nên đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng một cánh từ từ.

Insulin; sulfamid hạ glucose máu

Phân tích: Tương tác được mơ tả với captopril và elanapril. Phối hợp thuốc này có thể

hãn hữu dẫn đến giảm glucose máu ở người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng insulin hay sulfamid hạ glucose máu.

Xử lý: Phối hợp này là cổ điển và lựa chọn dùng các thuốc ức chế enzym chuyển cho

người tiểu đường là phổ biến. Bất ổn do hạ glucose máu xảy ra hầu như rất hiếm hoi. Nên thông tin cho người bệnh để họ tăng cường tự theo dõi glucose máu nếu cần.

Methyldopa

Phân tích: Phối hợp các thuốc chống tăng huyết áp có thể thực hiện; tăng nguy cơ hạ

huyết áp thế đứng quan trọng.

Xử lý: Khuyên người bệnh tăng cường tự theo dõi và phân chia các lần dùng thuốc đều

đặn trong ngày. Chú ý người bệnh cao tuổi để họ hiểu cần phân chia liều thuốc trong ngày.

Nicorandil

Phân tích: Phối hợp với các thuốc có tính chất chống tăng huyết áp có thể làm gia tăng

nguy cơ hạ huyết áp, đôi khi dẫn đến sốc.

Xử lý: Theo dõi huyết áp trong khi điều trị và khi ngừng dùng một trong hai thuốc.

Thận trọng đặc biệt ở người bệnh cao tuổi.

Rifampin

Phân tích: Tác dụng dược lý của enalapril có thể bị giảm, làm giảm tác dụng. Cơ chế

chưa rõ.

Xử lý: Cần giám sát huyết áp ở người dùng phối hợp này. Nếu vẫn tăng huyết áp, có

thể phải thay thuốc chống tăng huyết áp khác.

Thuốc chủ vận morphin

Phân tích: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp và tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng. Xử lý: Theo dõi huyết áp trong khi phối hợp thuốc. Tuỳ theo thuốc dùng, giảm huyết

áp có thể nặng hay nhẹ. Điều chỉnh liều của một hay cả hai thuốc. Tuỳ trường hợp, lập kế hoạch dùng thuốc đều đặn. Khuyên người bệnh, nếu lúc đầu điều trị thấy chóng mặt, nên gặp bác sĩ điều trị xem có cần điều chỉnh một hoặc cả hai thứ thuốc không. Tăng cường theo dõi đối với người bệnh cao tuổi (nguy cơ ngã) và khuyên nên đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng một cách từ từ.

Thuốc cường giao cảm alpha-beta

Phân tích: Tác dụng chống tăng huyết áp có thể giảm khi sử dụng đồng thời với các

chất cường giao cảm.

Xử lý: Phải theo dõi liên tục huyết áp. Tất cả phụ thuộc vào bối cảnh điều trị và dạng

bào chế được dùng. Nếu có thể, nên tránh phối hợp thuốc để ngăn ngừa nguy cơ quan trọng về biến động huyết áp.

Thuốc cường giao cảm beta

Phân tích: Tương tác đối kháng dược lực. Các thuốc giống beta có tác dụng tăng huyết

áp, giải thích tác dụng chống tăng huyết áp có thể bị giảm, khi sử dụng đồng thời với các thuốc cường giao cảm.

Xử lý: Theo dõi huyết áp đều đặn. Thông báo cho người bệnh nguy cơ biến động huyết

áp. Lập kế hoạch sử dụng thuốc đều đặn và tính đến cả dạng thuốc dùng để đánh giá mức độ biến động huyết áp (sử dụng các thuốc cường giao cảm beta trong chữa hen và trong đe doạ đẻ non). Khuyên người bệnh đi khám lại, nếu thấy bất thường.

Thuốc ức chế MAO không chọn lọc; procarbazin

Phân tích: Sử dụng đồng thời hai thuốc này có thể dẫn đến những biến động huyết áp quan trọng.

Xử lý: Các thuốc ức chế MAO ít được dùng, tương tác nhiều nhưng đơn kê ít nên có rất ít những nhận xét về cảnh giác thuốc. Dù sao cũng nên thận trọng, đợi khoảng 2 đến 3 tuần sau khi ngừng dùng thuốc hãy kê đơn thuốc ức chế MAO.

Thức ăn

Phân tích: Thức ăn có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của captopril. Tương tác xảy ra nhanh. Cơ chế: Hấp thu captopril qua đường tiêu hố có thể bị giảm do thức ăn.

Xử lý: Cho captopril 1 giờ trước bữa ăn.

Thuốc giãn mạch chống tăng huyết áp

Phân tích: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp.

Xử lý: Cần điều chỉnh liều, có kế hoạch dùng thuốc và nhấn mạnh với người bệnh là cần

tuân thủ. Khi bắt đầu điều trị, khuyên người bệnh đo (hay yêu cầu đo) huyết áp thường xuyên cho đến khi đạt được huyết áp cân bằng ổn định.

Thuốc lợi tiểu thải kali; furosemid hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng và/ hoặc suy thận cấp trong trường hợp

giảm natri máu. Mất nhiều nước và natri hoặc hẹp động mạch thận dẫn đến tăng cường kích thích hệ renin-angiotensin; phong bế hệ này, thuốc ức chế enzym chuyển dạng có thể ngay sau lần dùng đầu tiên, gây cơn tụt huyết áp đột ngột và hiếm hơn suy thận cấp.

Xử lý: Nếu đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu, ngừng thuốc lợi tiểu hai ba ngày trước khi

bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển, và sau đó, lại dùng thuốc lợi tiểu, nếu cần. Khi điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển, bao giờ cũng bắt đầu với liều thấp và

tăng dần, nếu cần. Những điều phòng ngừa này có giá trị cho cả điều trị tăng huyết áp lẫn điều trị suy tim. Theo dõi chức năng thận trọng trong những tuần đầu điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển. Thận trọng đặc biệt khi dùng ở người bệnh cao tuổi.

Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Digoxin

Phân tích: Nồng độ trong huyết tương của digoxin có thể tăng hoặc giảm. Cơ chế chưa

rõ. Độ thanh lọc digoxin qua thận có thể bị thay đổi.

Xử lý: Không cần phải thận trọng đặc biệt, ngoài giám sát nhiễm độc digoxin như thường lệ. Theo dõi nồng độ trong huyết tương của digoxin.

Glucocorticoid; tetracosactid

Phân tích: Glucocorticoid giữ nước và natri, làm cho tác dụng của các thuốc chống

tăng huyết áp có thể bị giảm.

Xử lý: Điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị bằng corticoid. Thông báo cho người

bệnh cần tăng cường tự theo dõi trong khi điều trị bằng corticoid. Khuyên nên có kế hoạch dùng thuốc đều đặn trong quá trình điều trị. Khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ nếu có biến động huyết áp quan trọng.

Indometacin hoặc chất dẫn chất; dẫn chất pyrazol; dẫn chất salicylat; thuốc chống viêm không steroid

Phân tích: Giảm tác dụng chống tăng huyết áp; các thuốc chống viêm không steroid

ức chế tổng hợp prostaglandin thận giãn mạch và/ hoặc kéo theo sự lưu giữ nước và natri.

Xử lý: Đảm bảo chắc chắn người bệnh được tiếp nước đầy đủ; theo dõi chức năng thận

(độ thanh lọc creatinin) và độ ổn định của huyết áp. Nguy cơ suy thận cấp ở người bệnh mất nước. Khuyên người bệnh tự theo dõi đều đặn huyết áp.

Thuốc gây mê barbituric

Phân tích: Dùng đồng thời các thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc có khả năng gây

Xử lý: Khuyên người bệnh phải phẫu thuật báo cho bác sĩ gây mê biết các thuốc đang

dùng.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tăng tác dụng giảm huyết áp của các thuốc này. Giảm huyết áp là một tác

dụng không mong muốn của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Xử lý: Nếu cần phối hợp, phải tăng cường theo dõi huyết áp trong và sau khi ngừng một

trong hai thuốc. Có thể phải điều chỉnh liều. Nhấn mạnh kế hoạch dùng thuốc và sự tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác với người bệnh cao tuổi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu Tương tác thuốc (Phần 6) ppt (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)