CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC Chống chỉ định: mức độ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu Tương tác thuốc (Phần 6) ppt (Trang 26 - 29)

Chống chỉ định: mức độ 4

Các bệnh đại tràng: Do tác dụng của các thuốc nhuận tràng, tất cả các bệnh đại tràng gây tắc nghẽn đều chống chỉ định dùng thuốc này.

Các trạng thái khác: Hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân, hay do viêm (viêm trực đại tràng loét, bệnh Crohn...).

Thận trọng: mức độ 2

Trẻ em; trẻ cịn bú mẹ: Khơng nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi (nguy cơ gây bệnh phổi dưỡng trấp).

Thời kỳ mang thai: Dùng lặp lại nhiều lần các loại dầu khoáng ở người mang thai làm giảm hấp thu thức ăn, đặc biệt các vitamin tan trong dầu; hạ thrombin huyết và các bệnh xuất huyết ở trẻ mới sinh.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3 Amiodaron

Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp các thuốc này. Hạ kali máu, nhịp

tim chậm, và khoảng QT kéo dài đã có từ trước (chỉ nhận thấy trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng

nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức).

Xử lý: Nên ngừng dùng các thuốc nhuận tràng. Nếu cần phối hợp thuốc này, phải

dự phòng hạ kali máu bằng cách tăng cường theo dõi và phải theo dõi điện tâm đồ. Khi thấy xoắn đỉnh, không dùng các thuốc chống loạn nhịp. Khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ khi thấy mỏi mệt, yếu cơ, thậm chí chuột rút.

Bepridil; disopyramid; glucocorticoid; thuốc lợi tiểu thải kali

Phân tích: Dùng lâu dài các thuốc nhuận tràng làm trơn (cũng như khi tiêu chảy nặng)

có thể gây hạ kali máu.

Xử lý: Khi phối hợp thuốc này, phải dự phòng hạ kali máu bằng cách cung cấp

thêm kali, và tuỳ theo tình hình lâm sàng, theo dõi điện tâm đồ (nguy cơ hạ kali máu thấp hơn khi dùng các thuốc nhuận tràng kích thích). Khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ khi thấy mỏi mệt, yếu cơ, thậm chí chuột rút.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2 Các thuốc loại cura

Phân tích: Nguy cơ tăng phong bế thần kinh-cơ do giảm kali máu, nhất là với các

thuốc loại cura không khử cực.

Xử lý: Cần định lượng kali máu trước khi dùng thuốc loại cura không khử cực.

Estrogen hoặc thuốc ngừa thai estrogen-progestogen

Phân tích: Dùng dầu khống cùng với các estrogen-progestogen làm giảm hấp thu và

giảm hoạt tính các estroprogestogen.

Xử lý: Có thể tránh được những hậu quả của tương tác này bằng cách khuyên người

bệnh dùng hai thuốc đó cách nhau nhiều giờ (dùng estrogen-progestogen trước hai giờ hoặc bốn giờ sau khi dùng dầu khống).

Furosemid hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Phối hợp hai thuốc gây hạ kali, làm tăng nguy cơ hạ kali máu và nguy cơ

xuất hiện xoắn đỉnh.

Xử lý: Theo dõi kali máu, và nếu cần, khắc phục hạ nồng độ kali trong máu bằng các

cơ và đôi khi rối loạn nhịp tim. Cần chú ý tránh để mất nước quá nhiều (như khi hoạt động thể lực, nóng nực, hoặc tiêu chảy dai dẳng), làm mất thêm kali.

Glycosid trợ tim

Phân tích: Dùng dầu khoáng cùng glycosid trợ tim làm giảm hấp thu và hoạt tính. Xử lý: Có thể tránh được những hậu quả của tương tác này bằng cách khuyên người

bệnh dùng hai thuốc đó cách nhau nhiều giờ (dùng estrogen-progestogen trước hai giờ hoặc bốn giờ sau khi dùng dầu khống).

Quinidin hoặc dẫn chất

Phân tích: Thuốc nhuận tràng làm trơn dùng lâu dài có thể gây hạ kali máu, như vậy

làm tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi dùng phối hợp với quinidin. Hạ kali máu, nhịp tim chậm, và khoảng QT dài có từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng khơng mất ý thức).

Xử lý: Phối hợp thuốc này cần được theo dõi. Có lẽ nên ngừng dùng các thuốc nhuận

tràng, hoặc dùng các thuốc không gây xoắn đỉnh. Khuyên nên dùng chế độ ăn thay thuốc nhuận tràng. Nếu không, phải chú ý đến các dấu hiệu lâm sàng báo hiệu hạ kali máu như loạn nhịp tim, mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút.

Sotalol; vincamin

Phân tích: Các thuốc nhuận tràng làm trơn có thể gây hạ kali máu khi dùng lâu dài,

như vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi dùng phối hợp với các chất trên. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoẵn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức).

Xử lý: Khi dùng phối hợp thuốc này phải theo dõi. Nên ngừng các thuốc nhuận tràng,

Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K

Phân tích: Dùng các dầu khống cùng với các thuốc kháng vitamin K làm giảm hấp

thu, nên làm giảm hoạt tính các thuốc kháng vitamin K.

Xử lý: Có thể tránh được hậu quả của tương tác này bằng cách khuyên người bệnh

dùng hai thuốc này cách nhau nhiều giờ (dùng thuốc kháng vitamin K trước hai giờ hay bốn giờ sau khi dùng dầu khoáng).

Vitamin A; vitamin nhóm D

Phân tích: Dùng các thuốc này cùng dầu khoáng làm giảm hấp thu và do đó làm giảm

hoạt tính của các thuốc đó do tương tác dược động học về hấp thu thuốc.

Xử lý: Khuyên người bệnh tránh dùng đồng thời hai thuốc, và dùng vitamin hoặc trước

hai giờ, hoặc bốn giờ sau khi uống thuốc nhuận tràng. Cần hỏi người bệnh về các thuốc tự dùng (đặc biệt với người bệnh cao tuổi).

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu Tương tác thuốc (Phần 6) ppt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)