Tuyến nối trực tiếp

Một phần của tài liệu Tài liệu Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói X25 pptx (Trang 129 - 130)

Cách đơn giản nhất để đấu nối các thiết bị với nhau là sử dụng một sợi cáp chứa số lượng dây thích hợp giữa chúng. Điều nàychỉ thực hiện được ở một vị trí. Nếu cần phải

chuyển qua mạng công cộng thì tuyến nối trực tiếp không có khả nǎng vì thiếu rất nhiều điều kiện.

Một nhân tố khi xem xét tuyến nối trực tiếp là số lượng dây nối cần phải đấu nối các thiết bị với nhau. Số lượng này có thể từ bốn tới tận mười dây nếu cần phải truyền tín hiệu điều khiển. Ví dụ, một tuyến nối X.21 cần ít nhất ba đôi dây (thu số liệu, phát số liệu và đồng hồ nhịp). Nếu các tín hiệu điều khiển và chỉ thị cũng cần phát đi thì cần phải có hai đôi dây nữa. Các tuyến nối X.21 Bis cần ít nhất bốn dây (thu số liệu,

phát số liệu, đồng hồ và dây đất) nếu nhóm thu, phát và đồng hồ kết hợp được sử dụng và có thể tới mười dây nếu sử dụng dây cho các đồng hồ nhịp riêng và tất cả các tín hiệu cần thiết cũng được đấu nối tới.

Khoảng cách giữa hai thiết bị cũng là một nhân tố, vì nó gắn liền với tốc độ làm việc của tuyến. Ví dụ X.21 bis có thể quản lý cự ly 100m ở tốc độ 9,6 kbit/s. Nếu khoảng cách tǎng lên thì tốc độ phải giảm đi. Ví dụ như ở cự ly 500m (nếu tuyến còn làm việc được) thì không thể làm việc ở tốc độ hơn 2,4 kbit/s mà có thể quản lý được lỗi.

Chi phí cũng cần được xem xét khi sử dụng tuyến nối trực tiếp về mặt lắp đặt cáp. Việc này không cần thiết nếu cáp hiện có có thể dùng cho tuyến mạng. Thông thường đường dây đấu nối kết cuối kiểu hình sao cũ ở nhiều chỗ có thể cấp bách đưa vào sử dụng để tạo ra tuyến nối cho mạng chuyển mạch gói. Ngay cả khi cần phải lắp đặt cáp mới thì nó chỉ liên luỵ tới chi phí đầu tư ban đầu mà không phải yếu tố lặp thường xuyên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói X25 pptx (Trang 129 - 130)