Các NMS thường là các hệ thống máy tính thông dụng có giao tiếp chủ thích hợp để quản lý mạng. Thông thường một máy vi tính nhỏ hoặc PC được sử dụng. Bản thân phần cứng không quan trọng lắm, chỉ phần mềm mới thực sự tính toán để quản lý mạng. Thường ra thì NMS phải có một ổ đĩa cứng và một màn đồ thị màu có độ phân giải cao. Tuỳ theo kiểu giao tiếp người dùng mà có thể trang bị một con chuột để chọn phương thức làm việc.
Hệ thống thao tác cần phải là hệ thống thời gian thực đa công nếu toàn bộ 3 chức nǎng quản lý mạng cần thực hiện đồng thời. Trường hợp sử dụng các PC thì điều này được thực hiện nhờ có một bộ phận trọng yếu đặc biệt ngoài hệ thống thao tác của các PC vì hệ thống này không thể điều hành theo chế độ đa công thời gian thực.
Thiết bị quản lý hiện thị "cửa sổ" là rất hữu hiệu vì nó cho phép một vài cửa sổ tin được hiển thị đồng thời trên màn hình. Ví dụ: một cửa sổ có thể sử dụng để soạn thảo cấu hình, còn cửa số khác lại dùng để hiển thị các bản tin cảnh báo từ bộ phận quản lý mạng thời gian thực của NMS. Màu sắc cũng rất bổ ích, đặc biệt khi có nhiều thông tin trên màn hình, để làm nổi lên thông tin quan trọng. Khả nǎng tạo biểu đồ cũng cần thiết vì nó cho phép hiển thị các sơ đồ bao quát của mạng, cung cấp cho người quản lý mạng thông tin về cấu hình của mạng. Một sơ đồ như vậy có thể được diễn giải
cùng với thông tin thời gian thực về tải của tuyến v.v... để dễ dàng hiểu được trạng thái của mạng ở mọi lúc.
Một NMS thường được cấp một kiểu cảnh báo âm nào đó khi sự cố được phát hiện. Giao tiếp NMS tạo ra cho người quản lý mạng khả nǎng yêu cầu cảnh báo khi sự cố nghiêm trọng xảy ra. Sự cố này bao gồm cả khi các thiết bị không làm việc được, tải tuyến vượt quá ngưỡng định trước hoặc tỷ lệ lỗi tuyến vượt quá một ngưỡng. Cảnh báo kiểu này được hiển thị ở cửa sổ trên màn hình kèm theo cảnh báo âm để tǎng thêm sự chú ý của người quản lý mạng. Đặc tính này rất cần thiết vì ít khi người quản lý mạng lại ngồi ở màn hình NMS suốt ngày. Nếu không có cảnh báo âm, thì các cảnh báo có thể không nhận biết được ở nhiều lúc trước khi có ai đó để ý tới màn hình.
3.8. Kết luận
Có 6 thành phần cơ bản kết hợp với nhau để tạo thành các mạng chuyển mạch gói. Không phải cả 6 thành phần đều cần thiết để tạo lập một mạng chuyển mạch gói nhưng các tuyến thông tin và các bộ chuyển mạch gói thì luôn luôn phải có. Các tuyến thông tin được sử dụng ghép các thành phần của mạng với nhau. Thiết bị chuyển mạch gói là trung tâm của mạng chuyển mạch gói. Chúng tạo ra tuyến nối giữa các thành phần mạng khác nhau như các PAD và các giao tiếp chủ.
PAD tạo tuyến nối tới mạng chuyển mạch gói cho các thiết bị không thể đấu nối trực tiếp vào mạng.
Các giao tiếp chủ cung cấp tuyến nối tới mạng chuyển mạch gói cho các hệ thống máy tính chủ.
Các cửa cổng dùng để ghép nối các mạng khác nhau với nhau để cho phép thiết lập các tuyến nối giữa các thiết bị đầu cuối của 2 mạng.
Hệ thống quản lý mạng tập hợp thông tin về hiệu suất và chất lượng cho người quản lý mạng. Nó chuyển tin ở dạng đủ ý nghĩa cho người quản lý mạng. Các hệ thống quản lý mạng bao quát các khu vực như quản lý tính cước và định giá, quản lý thời gian và quản lý cấu hình.
6. X.25 - Giao thức mạng chuyển mạch gói
• 6.1. Mở đầu
• 6.2. X.25 (84) cấp 1 - cấp vật lý
• 6.3. X.25 (84) cấp 2 - cấp tuyến số liệu
o 6.3.1. Thể thức khung của LAPB
o 6.3.2. Các kiểu khung LAPB
o 6.3.3. Các trường (vùng) N(R) và N(S)
o 6.3.4. Bit P
o 6.3.5. Thao tác cấp tuyến số liệu
o 6.3.6. Các tham số hệ thống
• 6.4. Cấp X.25 thứ 2 - Một số gợi ý thực tế
• 6.5. Cấp X.25 (84) cấp 3 - cấp mạng (lớp mạng)
o 6.5.1. Khuôn mẫu gói cấp mạng
o 6.5.2. Các kiểu gói cấp mạng
o 6.5.3. Các địa chỉ dãy cấp mạng
o 6.5.4. Trường mã nhận dạng khuôn mẫu
o 6.5.5. Cung đoạn tái khởi động
o 6.5.6. Thiết lập các cuộc gọi thử
o 6.5.7. Cung đoạn chuyển giao tin
o 6.5.8. Trường mã dịch vụ • 6.6. Cấp X.25 - 3 - Một số hướng dẫn thực tế • 6.7. X.75 o 6.7.1. Cấp vật lý của X.75 o 6.7.2. Cấp tuyến của X.75 o 6.7.3. Cấp mạng của X.75
Chương 6.X.25. Giao thức mạng chuyển mạch gói
6.1 Mở đầu
ở chương này chúng ta sẽ thảo luận một vài chi tiết kỹ thuật quan trọng của giao thức mạng chuyển mạch gói.
Giao thức này là giao thức CCITT X.25 (84), nó là giao thức quan trọng nhất trong các giao thức chuyển mạch gói. Chữ số 84 sau X.25 thể hiện tài liệu khuyến nghị X.25 xuất bản nǎm 1984. CCITT xuất bản 4 nǎm một lần. Điều đó không có nghĩa là giao thức này thay đổi nhiều tới 4 nǎm một lần. X.25 (80) xuất bản vào nǎm 1980 là cơ sở của tất cả các khuyến nghị X.25 đã lỗi thời. Điều này chủ yếu là do các mạng quốc gia (ví dụ luồng chuyển mạch gói BT) đã tiêu chuẩn hoá theo X.25 (80).
X.25 (84) có một số đặc tính mới không trình bày ở X.25 (80). Các đặc tính mới này đã được đưa vào mọi trường hợp để trợ giúp cho dịch vụ mạng ghép nối định hướng cho các hệ thống mở (càng về sau càng nhiều). Hầu hết những điều bổ sung mới ở X.25 (84), nó giải thích vì sao giao thức này lại được chọn.
IOS còn có kiểu X.25 (84) cấp 3. Nó được IOS công bố là ISO/DIS 8202 và BSI công bố là DD117. Kiểu giao thức ISO này trên cơ bản giống kiểu CCITT, nhưng khác là nó cho phép thao tác từ DTE tới DTE ở mức gói còn CCITT chỉ quan tâm tới thao tác giữa DTE và DCE.
Cuối của chương này chúng ta sẽ xem xét qua X.75. Đây là một dạng của X.25 sử dụng cho các mạng liên kết X.25 và bao gồm một số các tính nǎng đặc biệt và các thể thức gói khác.