Các đường nối cổng mạng

Một phần của tài liệu Tài liệu Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói X25 pptx (Trang 25 - 28)

Nhiệm vụ của các đường nối cổng mạng là ghép các mạng với nhau để các thiết bị đầu cuối ở các mạng khác nhau có thể đấu nối với nhau. Các tuyến nối liên mạng này cần phải đi qua các đường nối cổng này. Hình 3.6 mô tả các thành phần cơ bản của một đường cổng. Các module giao tiếp vật lý, giao tuyến lớp tuyến và giao tiếp lớp mạng rất giống các giao tiếp ở PAD hoặc giao tiếp chủ. ở một cửa cổng các phần tử có cấu trúc kép ở phía kia của cửa cổng. Có một giao tiếp vật lý, một giao tiếp lớp tuyến và một module lớp mạng để đấu nối với mạng thứ hai.

Phần tử cuối của cửa cổng là module chuyển mạch. Nó chuyển các gói cho các module giao thức lớp mạng ở mỗi nhánh của cổng. Nhiệm vụ của module này phải làm tuỳ thuộc vào các đặc tính riêng của các mạng ở mỗi nhánh (phía) của cửa cổng và mục đích sử dụng riêng của nó. Nếu các mạng rất khác nhau thì module chuyển mạch cần phải thực hiện công việc xử lý phụ thêm cho các gói để tái tạo hình chúng cho hai module lớp mạng.

ở phần lớn các trường hợp giao thức làm việc ở mỗi phía cổng là khác nhau. Ví dụ như một phía đấu tới mạng chuyển mạch gói X.25, còn phía kia nối tới mạng Ethernet. Trường hợp này các giao thức mạng là rất khác nhau ở mỗi phía mạng. Cửa cổng sẽ tạo ra sự chuyển đổi giao thức giữa hai mạng. Một cách lý tưởng thì các thiết bị nối vào một mạng cần có khả nǎng liên lạc với các thiết bị ở một mạng khác như thể chúng là một bộ phận của cùng một mạng. Điều này không phải lúc nào cũng có khả nǎng vì các dịch vụ do mạng này cung cấp không giống ở mạng kia cung cấp.

Một vấn đề khác ảnh hưởng tới việc nối ghép các mạng với nhau là hai mạng khác nhau có thể sử dụng cách đánh địa chỉ khác nhau. Nhiệm vụ của module chuyển mạch là chuyển đổi lẫn nhau cho 2 kiểu đánh địa chỉ này. Thông thường việc này liên quan tới việc sử dụng các bảng hoạ đồ địa chỉ trong cửa cổng.

Trường hợp mạng X.25 và mạng Ethernet thì Ethernet có kiểu "toả lan". Trên cơ bản nó có thể truyền lan 1 bản tin tới tất cả các thiết bị trong mạng này nhờ chuyển đi một gói đặc biệt. Không giống với mạng X.25, nếu một cửa cổng muốn làm việc này lần nữa thì nó phải thiết lập một cuộc gọi tới mỗi một thiết bị đầu cuối trên mạng X.25, chuyển cho nó bản tin và sau đó xoá các cuộc gọi này lần nữa. Nếu không thực hiện công việc đó thì thực tế dịch vụ chuyển tin toả lan sẽ bị mất khi qua cửa cổng.

Đôi khi các cửa cổng còn dùng để đấu nối hai mạng sử dụng các giao thức và công nghệ giống nhau với nhau. Có 3 lý do giải thích vì sao việc này cần phải làm.

Trước tiên mục đích của cửa cổng để giới hạn kích cỡ của một mạng đơn ở mức có thể quản lý được. Ví dụ nếu một mạng riêng có dung lượng giới hạn trong hệ thống quản lý bảng tạo tuyến của nó thì có thể có một số lượng giới hạn của các thiết bị đầu cuối do mạng này điều phối. Nếu giới

hạn này vượt quá thì một cửa cổng có thể cần tách ra thành mạng.

Tình huống thứ hai khi một cửa cổng đang sử dụng không còn có nhu cầu là một trong các mạng cần tiếp cận chung nữa. Một ví dụ của mạng này là một trong chúng sử dụng làm mạng công cộng, nó thu cước khi sử dụng nó. Trường hợp này cửa cổng là cửa cổng "có giá trị". Những lần thử nối vào mạng có bảo vệ này trước hết phải dừng lại ở cổng để nó xác định xem chủ gọi có được phép sử dụng mạng này hay không. Nếu không thì tuyến nối bị huỷ bỏ.

Có hai cơ chế phổ biến được sử dụng cho các cuộc thử nối loại này. Phương pháp thứ nhất là kiểm tra xem địa chỉ chủ gọi có phải là một trong các địa chỉ cho phép sử dụng mạng có bảo vệ hay không. Phương pháp thứ hai thường dùng để ngǎn ngừa sự xâm nhập từ các PAD. Phương pháp này cần yêu cầu chủ gọi cung cấp mật mã. Sau đó danh sách mật mã chứa trong cửa cổng được kiểm tra để xác định xem cuộc nối này có được xúc tiến hay không.

Một cửa cổng còn được sử dụng để đấu nối các mạng giống nhau với nhau. Trường hợp này cửa cổng dùng để tập hợp thông tin về việc sử dụng tính cước cho các chủ gọi của cửa cổng này. Việc này thường kết hợp với một cổng có phòng vệ để tạo thành một cửa cổng công dụng tính cước. Kết quả là chỉ các thuê bao có định giá mới có thể xâm nhập vào mạng có bảo vệ và họ có thể trả cước khi sử dụng mạng được bảo vệ.

Ví dụ về việc sử dụng một cửa cổng có bảo vệ tính cước là ở một mạng từ X.25 đấu nối vào mạng công cộng X.25 như PSS. Lúc này phải phân chia tài khoản cước của PSS cho một số người dùng. Chỉ từng hoá đơn riêng từ PSS được đưa ra và sau đó là phân bố giả cho họ. Một cửa cổng tính cước có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên chỉ các thuê bao đã định giá cước mới có thể tiếp cận tuyến nối PSS. Và sau đó, do cửa cổng lưu giữ hồ sơ sử dụng nên

những hồ sơ này có thể được dùng để tách tài khoản cước cuả PSS thành các tài khoản nhỏ cho từng thuê bao.

Một phần của tài liệu Tài liệu Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói X25 pptx (Trang 25 - 28)