Người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf (Trang 42 - 47)

Đối tác nước ngoài Sản phẩm của MINEXCO

3.3 Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh

3.3.1 Thu nhập bình quân của người lao động

Trong những năm qua, công tác tổ chức cán bộ và chính sách đãi ngộ người lao động của Công ty luôn được quan tâm hàng đầu, Công ty luôn chú trọng việc rà soát và điều chỉnh với mục tiêu phù hợp cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, đảm bảo mức thu nhập ổn định tối thiểu cho các bộ công nhân viên.

Bảng phân tích thu nhập bình quân của người lao động

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch (07/06) Chênh lệch (08/07) Giá trị % Giá trị % Tổng quỹ lương 2,313,035,489 6,634,847,753 4,235,050,155 4,321,812,263 186.85 (2,399,797,598) (36.17) Số CB_CNV 245 274 282 29 11.84 8 2.92 Thu nhập BQ 9,440,961 24,214,773 15,017,908 14,773,812 156.49 (9,196,864) (37.98) ĐVT: VNĐ

_QL QL TNBQ CB CNV = ∑ ∑

Từ bảng phân tích trên ta thấy: Tổng quỹ lương của Công ty qua các năm có sự biến động lớn, cụ thể là năm 2007 tăng 4,321,812,263đ tương đương 186.85% so với năm 2006; năm 2008 giảm 2,399,797,598đ tương đương 36.17% so với năm 2007.

Số cán bộ công nhân viên năm 2007 tăng so với năm 2006 là 29 người tương ứng 11.84%; năm 2008 tăng 8 người tương ứng 2.92% sơ với năm 2007.

Thu nhập bình quân năm 2007 tăng 14,773,812đ tương ứng 156.49% so với năm 2006; năm 2008 giảm so với năm 2007 là 9,196,864đ tương ứng 37.98%.

Nguyên nhân: Năm 2007 Công ty đã tăng năng suất khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu cát sang các thị trường mục tiêu, điều đó đã làm cho lợi nhuận tăng nên Công ty quan tâm đến người lao động nên tổng quỹ lương tăng lên đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm việc kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng xuất, nên Công ty đành giảm một chút tiền lương của người lao động, điều này làm cho tổng quỹ lương năm 2008 giảm đi phần nào.

3.3.2 Năng suất lao động

Năng suất lao động của Công ty thay đổi qua các năm, từ 2006 đến 2008, cụ thể được thống kê bởi bảng sau:

BẢNG PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG QUA CÁC NĂM

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Chênh lệch (07/06) Chênh lệch(08/07) Giá trị % Giá trị % 1. Tổng DT 66,856,809,611 124,279,507,807 125,052,881,997 57,422,698,196 85.89 773,374,190 0.62 2. Số LĐ 245 274 282 29 11.84 8 2.92 3. NSLĐ 272,884,937 453,574,846 443,449,936 180,689,909 66.21 (10,124,910) (2.23) DT NSLĐ =∑ ∑ ĐVT: VNĐ

Từ bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2006, năng suất lao động của một công nhân viên là 272,884,937đ. Sang năm 2007, năng suất lao động một công nhân viên của Công ty là 453,574,846đ, tăng 180,689,909đ tương ứng 66.21% so với năm 2006.

Tuy nhiên sang năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính nên doanh thu của Công ty tăng không đáng kể, chỉ tăng 773,374,190đ tương ứng 0.62% so với năm 2007. Nhưng tỷ lệ lao động lại tăng nhiều hơn tỷ lệ tăng doanh thu, cụ thể là số lao động tăng 8 người tương ứng 2.92%, điều đó đã ảnh hưởng đến năng suất lao động một công nhân viên của Công ty, làm cho năng suất lao động một công nhân viên giảm 10,124,910đ tương ứng 2.23% so với năm 2007.

Nhìn chung, số lao động của Công ty tăng qua các năm, chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng.

3.3.3 Hiệu quả và hiệu suất sử dụng chi phí sức lao động

Tiền lương là một phần của sản phẩm xã hội được phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ. Mặt khác, tiền lương là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của Công ty, nó thể hiện giá trị sứ lao động của nhân viên bỏ ra. Giảm tương đối chi phí tiền lueoeng với điều kiện không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và tiền lương bình quân của công nhân viên chức là biện pháp quan trọng để hạ giá thành trên cơ sở nâng cao năng suất lao động. Với ý nghĩa đó, việc phân tích và đánh giá tình hình sử dụng tiền lương của Công ty cho thấy được tình hình sử dụng tiền lương tốt hay xấu thông qua việc sử dụng chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương.

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tiền lương bỏ ra cho sản xuất sẽ thu được kết quả bao nhiêu. Cụ thể chỉ tiêu này của MINEXCO được phân tích bởi bảng sau:

S= DTvaTN *100

H

CPTL

∑∑ ∑

= DTvaTN *100

HQ

CPTL

∑∑ ∑

HS: Hiệu suất sử dụng chi phí sức lao động HQ: Hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động DT va TN: Doanh thu và thu nhập

Bảng phân tích kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch (07/06) Chênh lệch (08/07) Giá trị % Giá trị % Tổng DT và TN 72,153,831,189 129,977,763,278 129,659,491,270 57,823,932,089 80.14 (318,272,008) (0.24) LN sau thuế 18,326,367,554 25,676,046,041 30,162,674,072 7,349,678,487 40.10 4,486,628,031 17.47 Tổng CP tiền lương 2,313,035,489 6,634,847,753 4,235,050,155 4,321,812,263 186.85 (2,399,797,598) (36.17) HS 31.19 19.59 30.62 (11.60) (37.20) 11.03 56.28 HQ 7.92 3.87 7.12 (4.05) (51.16) 3.25 84.04

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Cứ một đồng chi phí tiền lương chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2006 thì thu được 31.19 đồng doanh thu và 7.92 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2007, chỉ tiêu đó đã giảm. Cụ thể cứ một đồng chi phí tiền lương chi ra cho SXKD thì Công ty thu được 19.59 đồng doanh thu (giảm 11.60 đồng tương ứng 37.20%) và 3.87 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 4.05 đồng tương ứng 51.16%). Sở dĩ như vậy là nguyên nhân do tốc độ tăng từ năm 2006 sang năm 2007 của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương. Cụ thể là tốc độ tăng doanh thu chỉ có 80.14%, trong khi đó tốc đột tăng của chi phí tiền lương lại là 186.85%. Điều này cho thấy, năm 2007 Công ty đã sử dụng không hiệu quả chi phí sức lao động.

Đến năm 2008, chỉ tiêu này lại tăng so với năm 2007. Cụ thể là cứ một đồng chi

phí tiền lương bỏ ra cho SXKD thì Công ty thu về 30.62 đồng doanh thu, tăng 11.03 đồng, tương ứng 56.28% so với năm 2007 và 7.12 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 3.25 đồng, tương ứng 84.04%. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của CPTL, tốc độ tăng của doanh thu chỉ là 0.24%, trong khi đó tốc độ giảm của chi phí tiền lương lại là 36.17%. Điều này khẳng định rằng, năm 2008 Công ty đã sử dụng CPTL có hiệu quả hơn nhiều và đã tiết kiệm được CPTL

3.3.4 Lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty thay đổi qua các năm, từ 2006 đến 2008, cụ thể được thống kê bởi bảng sau:

BẢNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU QUA CÁC NĂM

CHỈ

TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch (07/06) Chênh lệch (08/07) Giá trị % Giá trị % DT thuần 66,821,385,616 124,247,912,471 113,856,313,562 57,426,526,855 85.94 (10,391,598,909) (8.36) LN từ HĐSXKD 25,028,326,322 34,722,069,603 39,657,817,631 9,693,743,281 38.73 4,935,748,028 14.22 Tỷ suất LN/DT 37.46 27.95 34.83 (9.51) 6.89 / LN *100 TSLN DTT DTT =

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì mang lại cho Công ty 37.46 đồng lợi nhuận trước thuế.

Sang năm 2007, thì chỉ số đó đã tăng lên và cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại mang về cho Công ty 27.95 đồng lợi nhuận trước thuế; giảm 9.51 đồng so với năm 2006.

Tuy nhiên, sang năm 2008, thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đã đem lại cho Công ty 34.83 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 6.89 đồng với năm 2007.

Ta thấy, doanh thu năm 2008 giảm 10,391,598,909đ tương ứng 8.36% so với năm

2007, nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng. Nguyên nhân là do Công ty đã cát giảm được chi phí và làm giá vốn hàng bán giảm từ 72,789,219,698đ (năm 2007) xuống 57,682,227,743đ (năm 2008). Kèm theo đó, Công ty đã tăng cường đầu tư tài chính và mang về thu nhập cho mình, cụ thể là doanh thu từ hoạt động tài chính đã tăng từ 4,736,295,353đ (năm 2007) lên 12,665,314,505đ (năm 2008).

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w