2. Sức cạnh tranh của sản phẩm
2.3.4 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. Vì vậy, khi một nước có thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng để đáp ứng tốt các nhu cầu trong từng thời kỳ. Đồng nghĩa với việc mỗi doanh nghiệp phải tự trả lời 3 câu hỏi: WHO? Sản xuất cho ai ?; WHAT ? Sản xuất cái gì ? và HOW ? Sản xuất như thế nào ?. Cho nên chiến lược kinh doanh thực sự quan trọng và cần thiết.
Ngoài ra yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu lạm phát gia tăng nhanh hơn dự đoán trong chiến lược sẽ làm cho giá cả các yếu tố đầu vào tăng, sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm tăng làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường bị hạn chế và giảm xuống. Từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nên việc dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là cực kỳ quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế, khắc phục được những rủi ro trong kinh doanh.
Lãi suất cho vay của các Ngân hàng cũng ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm. Bởi vì, lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ có tác động đến chi phí tài chính, sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm, tác động đến sức mua thực tế hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng. Nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ cũng có tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm.
Yếu tố về chính trị - pháp luật
Yếu tố này bao gồm các quan điểm, chính sách, luật lệ quy định, định chế, chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước nhằm đòi hỏi và ràng buộc các Doanh nghiệp phải tuân thủ. Trên thực tế, cũng có thể coi yếu tố này là cơ hội hoặc nguy cơ đối với từng ngành, từng doanh nghiệp. Vì vậy, để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quan điểm, những qui định, những chương trình của Chính phủ đề ra và cũng cần phải thiết lập mối liên hệ tốt đẹp với các cấp chính quyền để tạo một hành lang tốt cho môi trường của doanh nghiệp mình.
Các chính sách bảo vệ môi trường tại nơi tạo lập doanh nghiệp, các hàng hoá được sản xuất, công nghệ trang thiết bị được sử dụng, nguồn tài trợ cho vấn đề bảo vệ
môi trường như thế nào…
Mức độ ổn định các chính sách kinh tế - xã hội luôn tác động tích cực đến tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Yếu tố về văn hoá – xã hội
Yếu tố này bao gồm : tốc độ tăng trưởng dân số, phong cách sống, tín ngưỡng, tôn giáo, sự dịch chuyển dân số, kết cấu dân số, tuổi thọ,…có ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp. Quan điểm tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của dân cư các vùng địa phương, các dân tộc, quan điểm tiêu dùng trong mỗi giới tính, ở những độ tuổi tác,…đều khác nhau. Nếu kinh doanh ở một thị trường có quan điểm tiêu dùng ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phát huy.
Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi vì, ngày nay môi trường sống của con người đang dần bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên dần bị cạn kiệt, do đó các nhà sản xuất kinh doanh phải làm sao vừa đảm bảo nhu cầu phát triển cho chính doanh nghiệp mà cũng phải vừa sử dụng hợp lý nhất các nguồn tài nguyên.
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của quốc gia, môi trường thời tiết khí hậu,... các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh đó, những khó khăn ban đầu do điều kiện tự nhiên gây ra làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố như: khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, thổ nhưỡng,… cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Chính vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến giá thành của chính sản phẩm được sản xuất ra.
Yếu tố công nghệ
Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là chất lượng và giá cả. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao, khoa học kỹ thuật, công nghệ ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng sau:
- Tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm bổ sung và trang bị lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Giúp các doanh nghiệp trong quá trình thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường, các nhà doanh nghiệp đã thấy rằng không có doanh nghiệp nào sản xuất mà không phụ thuộc vào công nghệ. Công nghệ càng tinh vi thì càng cho phép sản xuất với nhu cầu hiện đại, có thể làm giảm chi phí sản xuất nhờ vào tính qui mô. Nếu trong chiến lược kinh doanh không thể hiện được chiến lược công nghệ trong từng thời kỳ để sản xuất ra các loại sản phẩm tương ứng với từng thị trường thì đó quả là một sai lầm lớn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.