Khái niệm cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf (Trang 51 - 52)

1. Lý thuyết cạnh tranh

1.1 Khái niệm cạnh tranh

Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ thì lúc đó mới có cạnh tranh. Theo C.Mác “Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”.

Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành giật thị trường khách hàng cho Doanh nghiệp mình”.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và yếu tố kích thích kinh doanh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung. Và cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các Doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành giật được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ, cùng một loại khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của Doanh nghiệp. Môi trường hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp lúc này đầy biến động và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách.

Cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị trường, nó không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của mỗi người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Bởi vậy, để giành được các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các Doanh nghiệp phải thường xuyên tích cực đổi mới, nhạy bén và năng động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ sung xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu. Điều quan trọng là phải có phương pháp tổ chức quản lý hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động. Cạnh tranh

không chỉ kích thích tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng hóa, nâng cáo chất lường sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuất ngày càng gắn liền với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn.

Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh còn để lại nhiều hạn chế, đó là sự phân hoá sản xuất hàng hoá, làm phá sản những Doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ công nghệ thấp và có thể làm cho Doanh nghiệp phá sản khi Doanh nghiệp gặp phải những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hỏa hoạn,... hoặc bị rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi.

Tóm lại, có thể hiểu: “Cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận”.

Như vậy, khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể hiểu: “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng về năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý thức, ý chí trên thị trường cạnh tranh so với đối thủ để đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”.

Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau chỉ với mục đích là nhằm giành lợi ích về mình nhiều hơn đối thủ. Đó là:

- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. - Giành ưu thế về KH – Công nghệ.

- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng.

- Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán,...

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w