GRANITE CHO CÔNG TY

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf (Trang 82 - 89)

2. Đánh giá chung thực trạng sức cạnh trạnh tranh sản phẩm đá Granite của Công ty

GRANITE CHO CÔNG TY

1. Không ngừng nâng cao và đổi mới kỹ thuật, công nghệ khai thác, chế biến và sản xuất đá Granite.

1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Tiến bộ khoa học kỹ thuật là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao và đổi mới công nghệ là vấn đề tất yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là một ngành phải sử dụng nhiều máy móc như ngành khoáng sản. Nó cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu; nhờ đó tăng sức cạnh tranh,

mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó công nghệ lại dần bị lạc hậu bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nó lại là nhân tố làm kìm hãm quá trình sản xuất. Do vậy, việc đổi mới công nghệ phải được thực hiện một cách thường xuyên theo chu kỳ nhất định của đời sống công nghệ.

Cũng như các Công ty khác, MINEXCO tuy được trang bị và đầu tư dây chuyền sản xuất đá Granite mới, hiện đại nhưng như thế vẫn là chưa đủ, có những thiết bị bổ sung vẫn chưa được đồng bộ, hạn chế về phương pháp công nghệ và kỹ năng vận hành. Do đó, để đảm bảo cho chất lượng luôn được ổn định nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho đá Granite thì cần phải đầu tư thêm các trang thiết bị mới phục vụ, bổ sung cho dây chuyền sản xuất chính. Điều quan trọng hơn ở đây là vốn đầu tư cho các trang thiết bị này huy động như thế nào. Thêm vào đó, để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra thì việc đầu tư và sử dụng các thiết bị này là rất quan trọng và cần thiết.

1.2 Nội dung

Tăng công suất khai thác đá hàng năm lên 5,000m3. Đầu tư sữa đổi, nâng cấp và xây dựng mới thêm nhà máy cưa xẻ đá tại Vạn Ninh, nâng công suất chế biến lên 200,000m2 trong thời gian tiếp theo.

Xây dựng thêm nhà máy đá ở khu vực Suối Tiên để tăng năng suất hàng năm lên cao hơn 5,000m3.

Nâng cấp và mua sắm thêm xe tải với trọng tải lớn để phục vụ cho công việc vận chuyển đá từ nơi khai thác đến nhà máy chế biến.

Tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra những dây chuyền sản xuất đá tốt hơn, hiện đại hơn và hiệu quả hơn.

Để có thể thực hiện việc đầu tư này, trước hết Công ty phải tăng thêm nguồn vốn bằng các phương án như:

- Đa dạng hoá nguồn vốn vay

- Tận dụng chính sách trả chậm, trả góp trong những phương thức mua bán và thanh toán.

- Huy động từ nội bộ doanh nghiệp

thức tổ chức quản lý sao cho có sự phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt giữa công nghệ và con người.

- Nắm vững quy trình hoạt động và sử dụng triệt để công dụng của những thiết bị đã có và được bổ sung thêm

- Nghiên cứu, tiếp thu, chọn lọc và dần tìm ra các giải pháp khắc phục, bảo dưỡng, tu sửa máy móc, thiết bị, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đối tác chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật có đủ khả năng tiếp thu, đánh giá và dự đoán xu hướng phát triển của các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế, đem lại hiệu quả cao.

2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đá Granite

2.1 Căn cứ đưa ra giải pháp

Nếu như kỹ thuật công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào được coi là "phần cứng" của quá trình sản xuất, thì công tác quản lý chất lượng được coi là "phần mềm". Quản lý chất lượng sản phẩm không dừng lại ở các khâu, các bộ phận, cá nhân, mà nó bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất, con người,... Nếu như công tác quản lý chất lượng được thực hiện tốt thì nó sẽ là yếu tố chính đảm bảo cho sản phẩm có đầy đủ các đặc tính thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Mặt khác, nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng là luôn luôn thay đổi. Nên việc tạo ra nhiều mẫu mã, nhiều sản phẩm,.. cho sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng rất cần thiết để nâng cao sức cạnh trạnh cho sản phẩm.

Tại Minexco, công tác quản lý chất lượng cũng như quá trình sản xuất đá Granite đã có nhiều đổi mới và hiệu quả. Bên cạnh đó, còn có một số hạn chế như khâu quản lý chất lượng chưa được quá chặt chẽ, sự phối hợp giữa các khâu còn ít nhiều thiếu sự đồng bộ và hợp lý. Nên Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

2.2 Nội dung

Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các khâu, từ khâu khai thác, vận chuyển đến khâu chế biến và quản lý chất lượng.

Tăng thêm phần giá trị gia tăng cho sản phẩm để năng co giá trị cũng như công dụng cho sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kích thước,…

Thay đổi cách nhìn nhận của cán bộ, công nhân viên của nhà máy về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm.

Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho từng khâu, từng bộ phận. Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp của sản phẩm theo thiết kế, công thức sản xuất. Là cơ sở cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ phận, các khâu trong quy trình sản xuất. 3 Biện pháp về nhân sự

2.1 Căn cứ đưa ra giải pháp

Con người là chủ thể của một quá trình, của hoạt động kinh tế - xã hội, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại, được và không được, tốt hay xấu... của một hoạt động, hay một thực thể nào đó. Đào tạo và bồi dưỡng cho người lao động chính là cơ sở để thực hiện chiến lược "Phát huy nhân tố con người trong sản xuất" của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong doanh nghiệp, lao động và chất lượng lao động được xem là nhân tố cơ bản quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm

Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiêụ quả sản xuất kinh doanh của Minexco. Do đó, Công ty cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đặc biệt là bộ phận trực tiếp sản xuất để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

2.2 Nội dung

Để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, Công ty cần:

- Mở các lớp bồi dưỡng ngắn và dài hạn; gửi cán bộ, công nhân đi học ở các trường, lớp quản lý, kỹ thuật,...

- Tuyên truyền và tập huấn bởi các chuyên gia nhằm vận động người lao động thực hiện tốt quy chế và kỷ luật lao động, cần xử lý nghiêm các vi phạm.

- Trang bị kiến thức về chuyên môn, quản lý và các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại.

- Công tác lập kế hoạch trong công ty, tiếp cận các phương pháp lập kế hoạch mới không dừng lại ở các con số chỉ tiêu về giá trị, sản lượng sản xuất mà cần phải bao quát cả hiệu quả sản xuất kinh doanh sau mỗi kỳ.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, công nhân viên. Chăm lo tốt đời sống hàng ngày của lao động.

- Trẻ hóa đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp

- Tuyển dụng thêm công nhân viên để mở rộng quy mô sản xuất 4 Giải pháp về Marketting và phân phối

4.1 Căn cứ đưa ra giải pháp

Trong nền kinh tế thị trường, các Công ty luôn bán cái thị trường cần chứ không phải là cái mà Công ty có. Nhưng để biết thị trường đang có nhu cầu gì, về loại sản phẩm nào thì Công ty cần nghiên cứu thị trường. Đây là một công việc khá phức tạp đòi hỏi có đội ngũ cán bộ chuyên môn về Marketing phải có kiến thức và am hiểu thị trường, đồng thời nhiệt tình với công việc.

Minexco đã xây dựng cho mình một hệ thống Marketing phù hợp. Tuy nhiên, nhu cầu người tiêu dùng không bao giờ có giới hạn. Do dó, Công ty cần thay đổi và đổi mới hệ thống Marketing phù hợp và kịp thời với thị trường.

Đối với sản phẩm đá Granite, do mới đưa vào sản xuất nên Công ty chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước. Vì vậy trong thời gian tới, để tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh, Công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. 4.2 Nội dung

Công ty có thể áp dụng một số cách thức sau:

- Công ty có thể lập thêm các đại lý sâu rộng hơn nữa ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, làm như vậy các đại lý có thể thực hiện chức năng phân phối hàng hoá ở các địa phương nơi mình làm đại lý như: trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, .. sản phẩm tới người tiêu dùng, rút ngắn được khoảng giữa sản phẩm với khách hàng, tạo điều kiện

thuận lợi cho khách hàng, tăng cao khẳ năng tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

- Tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ triển lãm cũng là một giải pháp tốt để phát triển và mở rộng thị trường, tìm bạn hàng mới. Thông qua việc tham dự các hội chợ Công ty có thể vừa bán được hàng, vừa tiếp xúc được với khách hàng, để hiểu biết hơn về họ. Đồng thời đây cũng là cơ hội để giới thiệu cho người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản phẩm của Công ty.

- Ngoài ra công ty còn cần chú ý tới các dịch vụ sau bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua việc thực hiện các chương trình khuyến mãi khi mua hàng, thực hiện chế độ bảo hành sản phầm không đạt chất lượng...

Như vậy, để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm thì bên cạnh việc giữ vững, vừa ổn định kênh phân phối trực tiếp đồng thời hình thành, tham gia kênh phân phối gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận đơn đặt hàng giao hàng đúng tiến độ.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty, nó cho thấy tính hiệu quả trong việc sản xuất, sử dụng lao động cũng như các yếu tố chi phí khác. Từ đó, thấy được sức mạnh cạnh tranh của Công ty, khẳng định uy tín trên thị trường và tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển thì không chỉ hoạt động có hiệu quả mà Công ty còn phải khẳng định được thế mạnh của mình so với đối thủ trên các thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu.

Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa, với đề tài “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đá Granite của

Công ty Cổ Phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa”. Em hoàn thành đề tài và giải

quyết một số vấn đề:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và vai trò cũng như sự cần thiết của cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty cũng như nền kinh tế.

- Thông qua tình hình thực tế, thu thập và phân tích số liệu về thực trạng quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh của Công ty. Đề tài tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như một số hạn chế của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển.

Đề tài này đã vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thời gian được tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa, em đã cố gắng phân tích, đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm đá Granite của Công ty, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm này trên thị trường nội địa.

Do còn hạn chế về trình độ, thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đựơc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn, của các cán bộ trong Công ty để bài viết đựơc hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w