Nội dung đào tạo và các khuyến nghị chính cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình cải tiến doanh nghiệp doc (Trang 35 - 36)

5 Tác động và kết quả của WMFIP

5.2.2 Nội dung đào tạo và các khuyến nghị chính cho doanh nghiệp

cải thiện

Đối với các chuyên gia, thách thức lớn nhất là nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia và yêu cầu họ áp dụng một phương pháp tiên tiến nhờ kết hợp nâng cao năng suất với việc xây dựng năng lực và nhờ xây dựng niềm tin giữa người công nhân và người quản lý18.

Với phương pháp “sáng tạo hơn chăm chỉ”, các chuyên gia của WMFIP muốn các thành viên tham gia hiểu rằng năng suất lao động không chỉ đơn thuần là nguyên liệu đầu vào và sức lao đọng. Những vấn đều sau đã được giải quyết trong khoá đào tạo:

•Khái niệm về năng suất lao động;

•Liên hệ giữa năng suất lao động và khả năng sinh lời;

•Đánh giá năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng và các chỉ số năng suất lao động;

•Vai trò của người quản lý và người công nhân trong việc nâng cao năng suất lao động; và

•Công cụ và kỹ năng để nâng cao năng suất lao động.

Các chuyên gia tập trung vào yêu cầu để ý tới những đòi hỏi của khách hàng và làm sao để liên kết những đòi hỏi đó với sản xuất. Cùng kết hợp với việc rà soát chi tiết khái niệm về năng suất lao động, các chuyên gia đã đưa ra ý tưởng áp dụng một phương pháp có hệ thống hơn và xác định các vấn đề cũng như cơ hội. Công việc này bao gồm tổ chức các buổi họp về năng suất lao động với sự tham gia của cả người quản lý và người công nhân.

Mặc dù đây là một chủđề phức tạp và nhạy cảm, nhưng các chuyên gia đã giải quyết vấn đềưu điểm và nhược điểm của các mô hình hệ thống trả lương. Đặc biệt chú trọng tới khái niệm trả lương theo sản phẩm giúp các doanh nghiệp có thể liên kết vấn đề lương với hiệu quả sản xuất và năng suất lao động. Cần ghi nhận rằng việc thực hiện hệ thống trả lương theo sản phẩm không nên được dùng để làm giảm các quyền pháp lý của người công nhân về mặt lương và lợi ích. Ít nhất người công nhân phải nhận được mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật. Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nên áp dụng chính sách “chia sẻ” lợi nhuận.

Cuối cùng, các chuyên gia tập trung vào việc thực hiện hệ thống 5S như một công cụđơn giản và hữu ích để tổ chức nơi làm việc và nâng cao năng suất lao động. Những hợp phần của hệ thống 5S được tổng kết dưới đây19:

18

Theo gợi ý từ Mamic, I., Id.

19

Trong quá trình đào tạo, các chuyên gia của WMFIP đã nhấn mạnh rằng để

thực hiện được hệ thống 5S cần thực hiện các bước theo đúng trình tự (thứ nhất là Seiri, thứ hai là Seiton...). Do vậy, sau khi kết thúc bước 3 (Seiso), 3S được thực hiện.

35

Khung 4: Nhận định của các chuyên gia WMFIP về tình hình ban đầu

“Năng suất và chất lượng cao do có máy móc hiện đại và có quy trình được tổ chức tốt. Doanh nghiệp đó là một ví dụ về hệ thống 2S và lưu kho.”

“Doanh nghiệp đó trông giống như và đúng là một thứ lộn xộn.”

“Cần một chương trình 5S.”

“Doanh nghiệp đó có nhiều khó khăn trong việc khớp thời gian giữa kế hoạch sản xuất và khâu phân phát nguyên liệu thô. Trao đổi thông tin giữa các phòng ban cũng là một vấn đề, đặc biệt giữa phòng kế hoạch và phòng mua nguyên vật liệu.”

“Doanh nghiệp rất muốn nâng cao năng suất nhưng lại không có kế hoạch. Các mức năng suất vẫn đứng yên trong hai năm qua. Dường như hiểu biết về phương pháp đánh giá năng suất còn hạn chế trong một doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm.”

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình cải tiến doanh nghiệp doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)