Nội dung đào tạo và các khuyến nghị chính cho doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình cải tiến doanh nghiệp doc (Trang 47)

5 Tác động và kết quả của WMFIP

5.4.2 Nội dung đào tạo và các khuyến nghị chính cho doanh nghiệ p

khuyến ngh ci tiến chính

Khoá đào tạo về OHS nằm trong chương trình WMFIP đã đề cao hoạt động phòng ngừa thông qua việc xác định và kiểm soát rủi ro và vượt qua các yêu cầu pháp luật của Việt Nam để áp dụng các Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế và các quy tắc nghề nghiệp khác. Do đó, hành động phòng ngừa thông qua chiến lược tư vấn theo tiêu chuẩn ILO và các thông lệ quản lý tiên tiến được khuyến khích tại các doanh nghiệp.

Chiến lược quản lý rủi ro

Ban đầu, chuyên gia hợp phần này chú trọng thiết lập một Chiến lược Quản lý Rủi ro (HMS) chính thức tại cấp doanh nghiệp với sự tham gia trực tiếp của công nhân, quản lý và công đoàn. Các yếu tố sau đây được đưa ra cho HMS:

•Xác định các rủi ro trong công việc: đánh giá nguy cơ (tính nghiêm trọng và khả năng xảy ra) và khi cần, thực hiện đánh giá các rủi ro;

•Đề ra hướng giải quyết: tạo ra các biện pháp giải quyết hành chính;

•Xây dựng năng lực: đào tạo và tư vấn cho các nhân viên tham gia; và

•Nâng cao nhận thức: đảm bảo tư vấn hiệu quả về mức độ cần thiết, nguồn cung ứng, bảo trì, sử dụng và thay thế PPE giúp bảo vệ người công nhân khỏi các rủi ro nghề nghiệp đồng thời đạt được các tiêu chuẩn đề ra.

Thực hiện chiến lược quản lý rủi ro

Chuyên gia đã khuyến nghị ban OHS đảm trách được trao trách nhiệm tạo lập và thực hiện một HMS hiệu quả phải do. Các ban OHS cần lấy đại diện từ nhiều cấp khác nhau, bao gồm cấp quản lý, người công nhân và đại diện từ công đoàn. Thành viên của các ban OHS cần được đào tạo để có thểđào tạo lại các nhóm nhân viên khác. Nhờ áp dụng phương pháp đào tạo giảng viên, nên năng lực của các thành viên ban OHS có thểđược truyền cho mọi nhân viên.

Rủi ro trong nghề nghiệp

Sau khi đã nhấn mạnh yêu cầu thành lập một HMS, chuyên gia của chương trình đã chuyển trọng tâm sang các phương pháp giải quyết những rủi ro chung trong nghề nghiệp nhờ cung cấp cho các học viên bảng liệt kê kiểm tra chi tiết và thực tếđể họ có thể đánh giá và xác định rõ hơn sự hiện diện của các rủi ro trong doanh nghiệp của mình. Điều này đã khuyến khích sự tham gia của người công nhân vào công tác nâng cao điều kiện an toàn.

Xây dựng sơđồ cơ thể

Chủđề cuối cùng này như một công cụđể xác định các chỉ số công việc ảnh hưởng tới đội ngũ công nhân. Công việc này được thực hiện thông qua các bài tập và vì vậy sẽ phù hợp hơn đểđược nhân rộng tại cấp doanh nghiệp. Trong thực tế, một nhóm học viên (người công nhân) được yêu cầu dán các mẩu giấy màu lên một mô hình cơ thể hoặc một chiếu áo phông cộc tay, với các bộ phận bên trong cơ thểđược in lên đó để thể hiện các ảnh hưởng có thể, bao gồm:

•Mẩu giấy đỏ tượng trưng cho vùng bịđau; •Mẩu giấy xanh lơ cho vết đứt và bầm tím;

•Mẩu giấy xanh lục cho sựốm đau (đau dạ dày, viêm da...); và •Mẩu giấy đen cho các tác động khác.

Khi hơn một người công nhân chỉ ra cùng một tác động, nguyên nhân tác động sẽđược xác định và kiểm chứng. Bài tập này giúp phát hiện liệu có sự liên kết nào với công việc hiện tại đang được thực hiện hoặc liệu nguyên nhân đó không liên quan tới công việc, chẳng hạn như từ công việc trước đó, hay do tai nạn...

5.4.3 Thc hin các khuyến ngh

Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều hào hứng cải thiện các tiêu chuẩn OHS và môi trường làm việc cho người công nhân, nhưng thách thức chính đối với chuyên gia của chương trình là thuyết phục ban lãnh đạo doanh nghiệp tin vào những lợi thế và lợi ích từ việc áp dụng một phương pháp có hệ thống.

Với sự hỗ trợ từ chuyên gia của WMFIP và các NPC, mọi doanh nghiệp hiện không có ban OHS đã tiến hành các bước cần thiết để thành lập một ban OHS. Như vậy, trọng tâm vào vấn đề OHS đã làm thay đổi các ban OHS, mà trước khi có sự can thiệp của WMFIP đã không giải quyết được vấn đề OHS tại nơi làm việc một cách toàn diện.

Quá trình lựa chọn thành viên của ban OHS được cả FIT và ban lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện, cùng với sự tư vấn từ chuyên gia chương trình WMFIP. Các ban OHS mới được thành lập hoặc mới được tái tổ chức gồm có:

•Từ 2 đến 3 công nhân cho mỗi phân xưởng;

•1 đến 2 thành viên của FIT (người đã tham gia khoá đào tạo về OHS);

•Một đại diện của công đoàn; •Các quản đốc được tuyển chọn; và •Đại diện ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Dưới sự hướng dẫn từ chuyên gia thuộc WMFIP, vấn đề phân biệt đối xửđược xem xét nhờđảm bảo tỉ lệđại diện nữ giới hợp lý trong các ban OHS. Điều này đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp mà nam giới chiếm đa số.

Việc thành lập ban OHS này đã giúp giải quyết các vấn đề OHS một cách hệ thống khi thông tin và dữ liệu chi tiết có thể thu thập từ phân xưởng sản xuất, và các chính sách, quyết định về OHS có thểđược phổ biến ra nhiều khu vực khác nhau của doanh nghiệp thông qua các đại diện của phân xưởng. Khi tiến hành đợt làm việc thực địa đầu tiên, chuyên gia của chương trình WMFIP đã kiểm tra các phân xưởng để xác định những rủi ro nghề nghiệp hiện tại và tiềm ẩn. Rủi ro được xác định và các biện pháp giải quyết được bàn thảo giữa ban OHS/FIT/ban lãnh đạo và một chương trình hành động được lập ra với ban OHS nhận trách nhiệm thực hiện cải tiến (Xem Trường hợp điển hình 7, 8 và 9).

Chuyên gia WMFIP đã tổ chức đào tạo trong chuyến làm việc thực địa lần hai cho các thành viên ban OHS ở một vài doanh nghiệp (Xem Bảng 3). Công tác đào tạo hướng vào các nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và tập trung nâng cao năng lực của ban và trang bị cho các thành viên ban OHS những kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết để xác định và có hành động ngăn ngừa rủi ro nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tài liệu đào tạo còn tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục bổ sung tại doanh nghiệp sẽđược các thành viên OHS thực hiện, do đó có thể nâng cao tác độngcủa hợp phần

này.

5.4.4 Tác động và tính bn vng

Tác động của hợp phần an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp:

•Ban OHS đã áp dụng một phương pháp hệ thống với vấn đề OHS

•Công tác đào tạo được thực hiện với sự tham gia của các thành viên ban OHS.

•Kiến thức và năng lực về OHS được nâng cao trong ban OHS. •Tỉ lệđại diện nữ giới trong ban OHS được nâng cao.

•Nhiều cải tiến đối với những rủi ro nghề nghiệp đã được thực hiện trong mọi doanh nghiệp.

•Đối thoại xã hội giữa người công nhân và người quản lý được phát triển và nâng cao hơn nữa.

•Đào tạo công nhân và các bài tập về OHS được nâng cao trong các doanh nghiệp.

•Gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của sự tham gia của mọi nhân viên vào công tác cải tiến OHS.

Tầm quan trọng của hợp phần OHS là không thể phủ nhận khi sức khoẻ của người công nhân là một mối quan tâm chính. Những thay đổi đạt được trong hợp phần này đã trở nên hệ thống hơn trong các doanh nghiệp, điều đó giúp giảm số trường hợp tai nạn hoặc thậm chí tử vong tại nơi làm việc. Sự tham gia ngày càng tăng của công nhân cũng như cho ban lãnh đạo thấy rằng việc nâng cao mức độ an toàn không hề kém phần quan trọng và đôi khi có thể làm tăng năng suất lao động đều là phần trọng tâm của hợp phần này và dẫn tới điều kiện làm việc được nâng cao. Một kết quả quan trọng của hợp phần OHS là việc thành lập ban OHS hoặc củng cố các ban OHS hiện có. Kết quả này đều thấy được từ mọi doanh nghiệp tham gia.

Ban OHS cung cấp một diễn đàn đối thoại, hợp tác và xây dựng năng lực giữa người công nhân và người quản lý ở cấp doanh nghiệp về vấn đề OHS. Hơn nữa, thành lập các ban này còn giúp mởđường cho một phương pháp tiếp cận có hệ thống với các vấn đề OHS như:

•Khuyến khích thu thập thông tin định lượng tại các doanh nghiệp;

•Hỗ trợ sự trao đổi thông tin từ ban OHS đến phân xưởng sản xuất và từ các phân xưởng sản xuất tới ban OHS; và

•Cung cấp cơ sở cho học tập và hiểu rõ các vấn đề OHS thông qua các khoá đào tạo tại cơ sở dựa trên tài liệu của chuyên gia WMFIP.

Lĩnh vực thứ hai được giải quyết trong hợp phần này là xác định và cải thiện tình hình liên quan tới các rủi ro nghề nghiệp hiện có. Trong hầu hết các doanh nghiệp, có nhiều rủi ro nghề nghiệp và do vậy phạm vi cải thiện có thểđược thực hiện một cách dễ dàng và ít tốn kém. Một số những cải tiến thu được trong lĩnh vực này bao gồm:

An toàn cháy nổ - tuân thủ các quy định hiện hành;

An toàn chung – các biện pháp an toàn như găng tay phòng hộ, hộp dụng cụ sơ cứu và dây điện;

Môi trường làm việc – sạch hơn, mát hơn, thoáng hơn và ít tiếng ồn hơn;

Hỗ trợ xã hội – bao gồm tiếp cận nước sạch và căng tin;

Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân bao gồm điều chỉnh máy móc, ghế ngồi, gối kê và các bài tập thể dục;

Xử lý chất hoá học và các độc tố bao gồm PPE; và

Nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ sau khoá đào tạo,

các bài tập thực hành và chia sẻ thông tin tốt hơn.

Viễn cảnh liên tục cải thiện về OHS là rõ ràng bởi tất cả các doanh nghiệp đề biểu lộ sự quan tâm mạnh mẽ về việc duy trì chương trình và sẵn sàng tổ chức đào tạo thường xuyên nhằm triển khai tiếp tục những gì đã đạt được trong WMFIP.

WMFIP khuyến khích các doanh nghiệp mua sắm và sử dụng PPE. Danh mục các trang thiết bị được doanh nghiệp mua về được liệt kê trong bảng bên dưới.

Bảng 10: Trang thiết bị bảo hộ cá nhân được mua sắm trong khi thực hiện WMFIP

Doanh nghiệp/PPEKhẩu trang bôngGăng tay kim loại Nút bịt tai Kính bảo hộ Mặt nạ Găng tay

HIỆP HƯNG X HAPROSIMEX X X CHIẾN THẮNG X X VIHEM X X X STANLEY X X X DETECH X X X X VIỆT Á X X X MEDIPLAST X CARTOGRAPHIC X 49

Trường hp đin hình s 7: S dng an toàn sơn và các cht độc hi ti VIHEM

VIHEM là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1978 và hiện có 420 nhân viên. VIHEM là hình thức liên doanh giữa Việt Nam và Hungary, tuy nhiên tại giai đoạn này, phía Hungary có rất ít cổ phần trong doanh nghiệp. Sản phẩm chính của doanh nghiệp là mô tơđiện.

Hiện trạng ban đầu:

Nhiều rủi ro nghề nghiệp đang hiện hữu, bao gồm:

•Sơn, xăng, dầu, dây nhựa dẻo, thùng cát tông, nhãn cát tông và nhiều thứ nguyên liệu dễ cháy khác được cất trữ gần nhau mà không có cảnh báo hoặc hướng dẫn phòng chống cháy nổ.

•Công nhân chỉđeo khẩu trang bông mỏng trong khi sơn; •PPE không được vệ sinh và bảo trì đúng cách;

•Địa điểm giải lao gần khu sơn; và

•Nước uống đã bị phơi nhiễm sơn và mùi sơn.

Các bước cải tiến do chuyên gia WMFIP đề xuất:

•Công tác đào tạo cần được thực hiện nay cho công nhân về vấn đề OHS; •Một hệ thống thông gió cần được thiết lập trong phân xưởng phun sơn; •Người công nhân đứng phun sơn cần được trang bị PPE phù hợp; •Nước uống không nên để gần xưởng phun sơn và đột dập;

•Các biển cảnh báo như “Không hút thuốc”, “Vật liệu dễ cháy nổ”, “Cấm vào”... cần được thiết đặt, đặc biệt tại các khu vực gần hoá chất và xăng dầu;

•Hoá chất cần được chất trữ tách biệt khỏi các vật liệu khác; và

•Thời gian giải lao cho công nhân hay phải tiếp xúc với hoá chất cần tăng thêm để giảm thời gian phơi nhiễm.

Các hành động nhằm thực hiện các khuyến nghị trên:

Các thành viên của ban OHS và FIT được tiếp cận với bảng kiểm tra liệt kê OHS do chuyên gia chương trình cung cấp. Ban OHS và nhóm FIT tựđiều chỉnh bảng này và áp dụng các quy trình kiểm tra liệt kê tại mỗi phân xưởng.

Các khuyến nghị do chuyên gia đưa ra được bàn thảo giữa ban OHS, nhóm FIT và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nội dung bàn thảo tập trung vào trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan tới vấn đề OHS và chi phí thực hiện các bước cải tiến.

Kết quả và tác động:

Điều quan trọng nhất là ban lãnh đạo doanh nghiệp đã đồng ý thực hiện hầu hết các đề xuất của chuyên gia chương trình và cam kết hỗ trợ tài chính khi cần. Những cải tiến về OHS liên quan tới vấn đề sử dụng sơn và các chất độc hại bao gồm:

•Trang bị kiến thức OHS cho người công nhân đặc biệt chú trọng tới vấn đề sử dụng an toàn hoá chất và các chất độc hại;

•Cung cấp 20 mặt nạ than hoạt tính cho công nhân trong xưởng sơn và cho công nhân tiếp xúc với chất độc hại. Công nhân được yêu cầu luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với sơn và các chất độc hại khác;

•Nước uống cần được để tại những nơi không bịảnh hưởng trực tiếp bởi các chất hoá học; •Mọi hoá chất cần được cất trữ vào các gian mới và riêng biệt, có dán ký hiệu cảnh báo phù hợp; •Một hệ thống thông gió mới được thiết đặt tại mọi nhà xưởng; và

•Một chính sách thời gian làm việc mới được áp dụng nhằm đảm bảo người công nhân không tiếp xúc với sơn và các chất độc hại quá 2 giờ liên tiếp và giờ làm việc hàng ngày áp dụng cho nhóm công nhân này cần giảm từ 8 giờ xuống còn 7 giờ lao động.

Những thay đổi trong quá trình thực hiện WMFIP đã giúp cải thiện môi trường làm việc và nâng cao mức độ an toàn các chất độc hại. Doanh nghiệp đã có thể giảm giờ làm cho công nhân tiếp xúc với chất độc hại mà không làm giảm năng suất hoặc mức lương của các công nhân này. Giám đốc quản lý chất lượng, Ông Đỗ Vinh Hoa khẳng định: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động của các thợ sơn sau khi họ bắt đầu chếđộ làm việc 7 giờ trong ngày. Chúng tôi nhận thấy rằng số lượng sản phẩm sản xuất ra hầu như vẫn giữ nguyên. Vì thế mức lương của thợ sơn vẫn được giữ nguyên, nhưng thời gian tiếp xúc với hoá chất của họđã được giảm xuống.”

Trường hp đin hình s 8: Bài tp xây dng sơđồ cơ th ti MEDIPLAST

MEDIPLAST là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Trang thiết bị Y tế, Bộ Y tế. Công ty được thành lập vào năm 1998 và hiện có 225 nhân viên. Sản phẩm chính của công ty là ống tiêm sử dụng một lần, cung cấp cho các hiệu thuốc và bệnh viện.

Hiện trạng ban đầu:

Nhiều công nhân có vấn đề về cơ xương, đặc biệt ở phần cổ, lưng, chân và ngón tay, do tính chất đặc thù của công việc. Các đợt kiểm tra sức khoẻ cho mỗi công nhân được thực hiện mỗi năm một lần, nhưng bất chấp những vấn đềđã thấy rõ, việc xác định làm rõ nguyên nhân của bệnh và có hành động phòng ngừa lại ít được quan tâm.

Khuyến nghị của chuyên gia WMFIP:

Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng bài tập sơđồ cơ thểđể xác định nguyên nhân các bệnh nghề nghiệp. Từ một lần làm việc tại công ty,

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương trình cải tiến doanh nghiệp doc (Trang 47)