Đánh giá kết quả và hạn chế trong hiệu quả huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 50 - 54)

2.3.1.Những kết quả đạt được của hoạt động huy động vốn tại NHCT Việt Những kết quả đạt được của hoạt động huy động vốn tại NHCT Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội

Một là, trong giai đoạn 2006 – 2009, quy mô vốn của chi nhánh không ngừng được mở rộng với tốc độ tăng trưởng vốn duy trì ở mức cao, đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng trưởng vốn lên tới 58.52%, còn năm 2008 tăng trưởng với mức 33.05% và năm 2009, con số tăng trưởng nguồn vốn dừng lại ở mức 32.51%. Qua đó cho ta thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn, trong đó tỷ trọng vốn tiền gửi ngày càng tăng cao, đặc biệt là các kỳ hạn trung hạn. Điều này có thể được xem như hướng phát triển mang tính ổn định, mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Bởi các nguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn có kỳ hạn dài thường mang tính ổn định cao hơn nhiều. Việc mở rộng hoạt động huy động vốn theo hướng này giúp cho chi nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho chi nhánh. Hơn nữa, sự tăng trưởng trong quy mô của vốn huy động giúp chi nhánh có nguồn vồn kinh doanh, mở rộng cho vay cũng như đầu tư vào các dự án sinh lợi. Kết quả kinh doanh khả

quan trong những năm qua phần nào chứng mình hiệu quả huy động vốn của chi nhánh cũng như sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của chi nhánh.

Hai là, các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại. Ngoài hình thức huy động truyền thống thì chi nhánh Tây Hà Nội đã phát triển thêm nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang lãi suất, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi rút gốc linh hoạt với rất nhiều kỳ hạn khác nhau…

Ba là, cơ cấu nguồn vốn huy động đang dịch chuyển theo hướng ổn định, hợp lý. Chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cũng như mở rộng đối tượng huy động. Chiến lược huy động cũng động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại. Ngoài các hình thức huy động truyền thống thì chi nhánh Tây Hà Nội đã phát triển thêm nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang lãi suất, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi rút gốc linh hoạt từng bước mở rộng theo hướng tích cực hơn. Nguồn vốn ngắn hạn với chi phí huy động thấp tăng trưởng ngày càng cao, phát hành giấy tờ có giá ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng, nguồn vốn trung, dài hạn đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và quy mô tăng cao. Đây là dấu hiệu khả quan trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt.

Bốn là, chi nhánh không ngừng nâng cao năng lực cán bộ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng. Chi nhánh luụn cú chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tích cực tham gia cỏc khóa tập huấn, tự bồi dưỡng năng lực. Đồng thời, chi nhánh còn thực hiện các chương trình thảo luận, nghiên cứu tại cỏc phũng ban. Ngoài ra, chi nhánh cũn cú quy chế bổ nhiệm, đào tạo công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ. Bên cạnh đó là mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp cải tạo cỏc phũng giao dịch, trụ sở chi nhánh. Do đó, chi nhánh ngày càng mở rộng được khối lượng khách hàng đến giao dịch với chi nhánh.

Năm là, chi nhánh luôn chủ động bám sát tình hình kinh tế, những biến động của tài chính trong nước, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tâm lý khách hàng để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Chi nhánh đã từng bước đưa những sản phẩm mới, mang tính cạnh tranh cao để đáp ứng với yêu cầu của từng loại đối tượng trên địa bàn hoạt động nhưng vẫn đảm bảo được quy phạm. Chi nhánh đã tích cực thực hiện công tác marketing có định hướng, có điểm nhấn, phát huy và điều chỉnh từ những kinh nghiệm đó cú. Ngoài ra, chi nhánh cũn cú chính sách chăm sóc khách hàng linh hoạt, chu đáo. Những nỗ lực của chi nhánh nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chính sách huy động vốn của mình.

Một là, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chưa thực sự ổn định. Tuy quy mô nguồn vốn có tăng lên hàng năm nhưng đi sâu vào cơ cấu thỡ cú sự biến đổi. Nếu như năm 2006, nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn ngắn hạn thì từ năm 2007 trở đi, nguồn vốn trung hạn chiếm chủ yếu. Nguồn vốn ngắn hạn giảm đi rất nhanh, từ mức chiếm tới 59.97% trong tổng số vốn huy động, nay chỉ còn chiếm khoảng 25% trong tổng số nguồn vốn huy động. Thậm chí năm 2007, nguồn vốn ngắn hạn còn giảm đi so với năm 2008 là 129 tỷ đồng. năm 2008 con số này có được cải thiện song vẫn thấp hơn so với năm 2006 là 57 tỷ đồng. Còn nguồn vốn huy động trung hạn cũng tăng với tốc độ không đều, ngày càng có xu hướng giảm đi. Nếu năm 2007, tốc độ tăng trưởng lên tới 197,78% thì năm 2008 chỉ là 50.18%, năm 2009 giảm xuống còn 31.06%. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng vốn ngoại tệ là 5.39% thì đến năm 2009 chỉ chiếm 3.96% trong tổng số vốn huy động được.

Hai là, hình thức huy động của chi nhánh khá đa dạng phong phú, bao gồm cả những hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, ngoài còn có tiền gửi linh hoạt định kỳ và có thể rút gốc linh hoạt trước hạn từng phần, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang… Song chi nhánh chưa tìm cách quảng bá tích cực, giới thiệu hiệu quả đến khách hàng nên khách hàng chỉ biết và giao dịch với một hoặc hai loại sản phẩm.

Ba là, dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng cũn ớt. Cỏc dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển dưới mức tiềm năng. Mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội nói chung và đặc biệt nhu cầu của dân cư về dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế do khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng của chi nhánh còn chưa vươn kịp với nhu cầu của xã hội. Riêng đối với dịch vụ E- Banking, là dịch vụ ngân hàng điện tử hoàn hảo nhất, nhưng đòi hỏi tính an toàn, bảo mật trong thanh toán cao nhất, bởi lẽ rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ. Việc khai thác được điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của loại hình dịch vụ này hiện chi nhánh vẫn chưa làm được. Dịch vụ này mới chỉ dừng lại ở tính chất tư vấn tìm kiếm thông tin là chủ yếu.

Bốn là, việc nối mạng và liên kết với các ngân hàng khác trong việc thanh toán thẻ để mở rộng dịch vụ khách hàng và nghiên cứu để đưa ra những dịch vụ thẻ tín dụng của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội chưa được tiến hành rộng rãi, số lượng ngân hàng khác liên kết với chi nhánh còn hạn chế…

Năm là, vị trí địa lý của chi nhánh xa trung tâm thành phố, đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng

còn hạn chế, cũng như vậy việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư trên địa bàn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

2.3.3.Nguyên nhân Nguyên nhân 2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

• Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn phải chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nước ta cơ bản ổn định song những tác động tiêu cực với những biến động mạnh của giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, giá dầu thụ…đó gõy không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh vẫn còn hoành hành khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. Biến đổi khí hậu ngày càng cao làm cho thời tiết trở nên thất thường, gây bất lợi hơn cho nông nghiệp, thiên tai xuất hiện với tần số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho canh tác nông nghiệp tăng lên. Dịch bệnh (như cúm A/H1N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu (du lịch và hành khách hàng không giảm sút). Các biến động đú đó tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Để đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện khó lường như vậy đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa, quan hệ chi phí – hiệu quả không được như dự kiến và rủi ro cũng lớn hơn. Bên cạnh đú, cỏc tiêu chí khác trong cân đối vĩ mô tiếp tục xấu đi: bội chi ngân sách tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn theo tỷ lệ GDP, nợ chính phủ và nợ nước ngoài tăng lên, nhập siêu và cán cân thanh toán tài khoản vãng lai bị thâm hụt, gây sức ép lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam. Những biến động về tỷ giá, giá vàng đã gây ra xáo động không đáng có trước khi được xử lý bằng những biện pháp mạnh mẽ được báo chí mô tả là “giật cục”. Nhìn chung, các can thiệp hành chính với những thay đổi thiếu tính dự báo, thậm chí trái ngược với những lời khẳng định mạnh mẽ của những người có trách nhiệm được đưa ra trước khi thay đổi chỉ ít ngày (như về tỷ giá) làm ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp và người dân. Tình hình kinh tế bất ổn định khiến hoạt động huy động vốn cũng gặp khó khăn.

• Các ngân hàng hiện nay không những phải chịu áp lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước mà còn cả ngân hàng nước ngoài. Cơn bão hội nhập đã mang lại cho các doanh nghiệp, trong đó có cả các ngân hàng những thuận lợi nhưng đồng thời cũng là những trở ngại riêng. Điều đó buộc các ngân hàng phải tự làm mới mình để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình.

Bên cạnh đú, cỏc ngân hàng mới ra đời, sự phát triển của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ đã làm cho thị phần của ngân hàng bị thu hẹp. Địa bàn hoạt động của chi nhánh Tây Hà Nội có rất nhiều ngân hàng với những sản phẩm, chương trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng khiến lượng vốn huy động của chi nhánh bị thu hẹp. Đồng thời các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Công thương cũng tập trung khá nhiều trên địa bàn này. Những yếu tố trờn đó khiến vốn huy động của chi nhánh không ổn định.

• Hiện nay, nước ta có nhiều văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến NHTM chưa được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

• Sự phát triển của cỏc kờnh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoỏn,… gia tăng cạnh tranh cho ngành ngõn hàng đồng thời làm cho hoạt động huy động vốn gặp nhiều hạn chế.

• Tâm lý, thói quen của người dân trên địa bàn hoạt động của chi nhánh chưa quen với công nghệ ngân hàng, sử dụng tiền mặt còn nhiều. Người dân hiểu biết về các sản phẩm còn hạn chế, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w