Hiện nay, các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt hơn trong thị trường huy động vốn do xuất hiện rất nhiều các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác làm giảm thị phần của ngân hàng trên địa bàn hoạt động. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là xác định nhu cầu thị trường và thay đổi phương hướng hoạt động của ngân hàng để phù hợp với sự biến đổi của thị trường.
Nghiên cứu thị trường huy động là để phân đoạn thị trường giúp ngân hàng nhận biết và có chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường. Khi nghiên cứu thị trường cần chú ý nghiên cứu cung cầu thị trường. Về nghiên cứu cầu thị trường, tức là nghiên cứu tập tính, thói quen, nhu cầu của khách hàng đối với từng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng. Để làm được điều này chi nhánh cần thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin khách hàng. Từ đó, chi nhánh có thể đánh giá về mức độ hài lòng của khách hàng cũng như những mong muốn của họ về sản phẩm, giúp chi nhánh có thể tìm kiếm giải pháp phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có mang lại sản phẩm tốt nhất với chi phí hợp lý. Ngoài ra nó cũn giỳp ngân hàng phân khúc thị trường, đánh giá được khách hàng tiềm năng đối với từng loại sản phẩm huy động của mình, để dự báo nhu cầu tương lai và phát triển sản phẩm phù hợp. Còn nghiên cứu cung thị trường là nghiên cứu khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động của ngân hàng cũng như khả năng cung ứng của đối thủ cạnh tranh. Về khả năng cung ứng của chi nhánh, sản phẩm khá đa dạng, có một số cách huy động rất hấp dẫn khách hàng. Nhưng chi nhánh cũng nên chú ý đến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn như chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội…Cỏc ngân hàng này thường đưa ra các sản phẩm tương tự để thu hút khách hàng. Cho nên chi nhánh cũng cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên phân tích cung cầu và các yếu tố ảnh hường đối với sản phẩm của chi nhánh, ưu thế của ngân hàng trên địa bàn để trình lên Ngân hàng Công Thương Việt Nam để xem xét, phê duyệt.