Chi phí huy động vốn với nguồn tiền gửi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 46 - 50)

Với loại tiền gửi, chi phí huy động vốn được tính dựa vào lãi suất bình quân. Các ngân hàng thường tính lãi suất huy động vốn bình quân theo các thời điểm khác nhau. Sau đây là số liệu lãi suất bình quân tại một ngày cuối năm.

Đơn vị: %/năm

Ngày 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Tiền gửi VND 6.9 7.5 9.4 8.45

Tiền gửi USD 2.01 4.6 3.3 3.1

Lãi suất bình quân 5.69 7.34 9.12 8.23

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội)

Biểu đồ 2.5: Lãi suất bình quân huy động vốn tiền gửi của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009

Để tính chi phí huy động vốn cũng như so sánh kết quả tính được phải xem xét trong cả một thời kỳ nhưng do hạn chế về số liệu nên việc đánh giá chi phí vốn huy động được thực hiện thông qua cỏch tớnh.

Công thức tính lãi suất bình quân huy động LSBQ huy

động

= Quy mô vốn huy động i*Lãi suất huy động nguồn i Tổng nguồn vốn huy động

Lãi suất huy động bình quân một cách chính xác, vào cuối mỗi ngày chi nhánh cập nhật số tiền gửi huy động được và lãi suất của nguồn vốn đó, từ đó tính được lãi suất bình quân huy động vốn cũng như chi phí trả lãi. Nhìn lên biểu đồ ta thấy lãi suất bình quân huy động ngày càng tăng lên, chứng tỏ rằng có sự gia tăng về lãi suất hoặc quy mô vốn tiền gửi ngày càng tăng. Do vậy để huy động được nguồn vốn này, chi nhánh phải bỏ ra chi phí ngày càng lớn.

2.2.3.2. Chi phí huy động vốn với nguồn tiền vay

Chi nhánh huy động vốn tiền vay bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Các loại giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn, trung và dài hạn. Giấy tờ có giá trung và dài hạn rất khó xác định lãi suất bình quân hàng năm, nên trong phạm vi chuyên đề này chỉ xét đến lãi suất bình quân đối với nguồn tiền vay ngắn hạn.

Lãi suất bình quân phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn được tính theo công thức sau LSBQ phát hành giấy tờ có

giá ngắn hạn trong năm =

Khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn I * Lãi suất giấy tờ có giá ngắn hạn i

Tổng khối lượng các giấy tờ có giá ngắn hạn phát hành

Sau đây là lãi suất huy động giấy tờ có giá của chi nhánh vào ngày cuối cùng các năm

2006 2007 2008 2009

LSBQ giấy tờ

có giá ngắn hạn 8.4%/năm 3%/năm 13.2%/năm 7.8%/năm

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội)

Biểu đồ 2.6: Lãi suất bình quân phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009

Việc xác định chi phí bỏ ra để huy động giấy tờ có giá ngắn hạn chỉ phản ánh một phần trong tổng chi phí bỏ ra để huy động được vốn vay, vì để huy động được vốn thì chi nhánh còn phải xem xét rất nhiều yếu tố khác như phân bổ chi phí hàng năm đối với nguồn vốn vay trung và dài hạn, xác định chi phí phi lói…

2.2.3.Tính ổn định của nguồn vốn Tính ổn định của nguồn vốn

Nguồn vốn của chi nhánh hàng năm đều tăng. Nếu như năm 2007 tốc độ nguồn vốn tăng tới 58.52% thì hai năm tiếp theo năm 2008 và năm 2009 tăng với tốc độ là 33.05% và 32.51%. Như vậy quy mô nguồn vốn có thể coi đang đi vào ổn định. Tuy nhiên, cơ cấu của nguồn vốn có nhiều thay đổi. Nếu như năm 2006, năm 2007, nguồn vốn huy động được của ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn vay là chớnh thỡ năm 2008, 2009 thì vốn tiền gửi lại giữ vai trò chủ đạo. Năm 2006 tỷ trọng của vốn vay chiếm tới 62.59%, năm 2007 vốn tiền vay giảm đi chỉ còn 57,02% trong tổng số vốn huy động. Nhưng sang đến năm 2008, vốn tiền vay chỉ chiếm 47.03% trong khi đó, vốn tiền gửi đã tăng lên 52.17%. Tính đến 31/12/2009, tỷ trọng vốn vay giảm mạnh chỉ đóng góp 33.59%, còn vốn tiền gửi là 66.41% trong tổng số vốn huy động được. Cũng như vây, khi xem xét cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn cũng có sự biến đổi. Nếu như năm 2006, nguồn vốn chi nhánh huy động chỉ dựa vào nguồn ngắn hạn là chính, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tới 59.97% số vốn huy động. Các năm 2007, năm 2008, năm 2009 nguồn vốn tiền gửi chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng số vốn huy động được. Còn nguồn vốn trung hạn có sự tăng trưởng mạnh, năm 2006 chỉ chiếm 26,2% trong tổng số nguồn vốn thì sang năm 2007 là 49.22%, năm 2008 là 55.56% và năm 2009 là 54.95%. Nguồn vốn trung hạn trở thành nguồn vốn quan trọng của chi nhánh. Bên cạnh đó, nguồn vốn dài hạn cũng có sự biến động. Tuy tăng lên về con số tuyệt đối, nhưng xét về tương quan trong tổng số vốn huy động được, thì vốn dài hạn năm 2006 chỉ chiếm 13.83%, sang đến năm 2007 tăng mạnh lên đạt 24.79%, năm 2008 và 2009 giảm đi, chỉ giữ khoảng 19.94% và 20.31% trong tổng số vốn huy động được. Do vậy, ngân hàng cần sớm đưa ra biện pháp nhằm ổn định cơ cấu của nguồn vốn trong thời gian tới.

2.2.4.Sự cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng khác trong công tác huy động vốn Sự cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng khác trong công tác huy động vốn

Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh cú cỏc NHTMCP: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân hàng Hàng Hải (Maritimebank), ngân hàng Sài Gòn thương tín (sacombank)… Trong năm 2009, các ngân hàng trờn đó đưa ra rất nhiều sản phẩm mới, dịch vụ phong phú đa dạng, nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Một số sản phẩm mới nổi bật như tiết kiệm Rồng Vàng, tiết kiệm bảo an của Sacombank. Sacombank thực hiện cỏc gúi tiết kiệm liên kết như tiết kiệm đại cát, bảo an toàn vẹn, tiết kiệm tích lũy…

Tiết kiệm tích lũy mở rộng cho mọi đối tượng tham gia gửi tiền, kể cả người khác tham gia nộp tiền thay cho khách hàng mà không cần có sổ tiết kiệm tích lũy.

Khách hàng lưu giữ lại chứng từ nộp tiền của lần nộp cuối cùng để làm cơ sở đối chiếu khi đáo hạn.

Khách hàng gửi góp số tiền cố định vào mỗi định kỳ 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng. Sacombank đảm bảo cho khách hàng nhận được số tiền đúng bằng giá trị đáo hạn mà khách hàng lựa chọn ban đầu khi đăng ký thực hiện tích lũy với thời hạn từ 1 năm đến 15 năm.

Nếu có nhu cầu về tài chính, khách hàng cũng có thể chuyển nhượng sổ tiết kiệm tích lũy của mình cho người khác để tiếp tục thực hiện tích lũy.

Nếu khách hàng tích lũy chưa đủ số tiền để thực hiện dự định, Sacombank sẽ cho vay bổ sung khoản tiền còn thiếu với mức lãi suất cho vay giảm từ 0.05% đến 0.15% so với mức lãi suất cho vay theo quy định của Sacombank. Sacombank cũng cho vay tín chấp đối với trường hợp tích lũy hôn nhân với điều kiện số dư trên tài khoản tích lũy tối thiểu bằng 30% tổng chi phí tổ chức đám cưới.

Vietinbank là một trong 4 NHTM lớn của cả nước, đóng vai trò và chức năng quan trọng cũng như có uy tín lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên sự tham gia của các NHTMCP trong nước và nước ngoài trong thời gian quan cũng đã làm giảm thị phần của Vietinbank.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w