Thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá giá trị tài sản và các phương diện kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 85 - 86)

. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BIDV TÂY HÀ NỘ

3.4. Thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá giá trị tài sản và các phương diện kỹ thuật

phương diện kỹ thuật

Việc cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng dựa trên cơ sở sự tin cậy. Khi cho vay các tổ chức tín dụng luôn hi vọng khách hàng lựa chọn được phương án đầu tư hiệu quả và thực hiện tốt phương án đó để có thể trả đủ cả vốn lẫn gốc đúng kỳ hạn. Tuy nhiên luôn có độ rủi ro nhất định trong thực hiện các phương án đó do sự biến động của nhiều yếu tố mà khách hàng không thể tính toán trước hết được, những sự biến động rủi ro bất khả kháng như sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai … Vì vậy, để có cơ sở tin cậy, phòng ngừa rủi ro Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo mới cấp tín dụng đầu tư cho dự án. Việc cấp tín dụng sẽ yên tâm hơn nhiều với Ngân hàng nếu có tài sản đảm bảo. Nhưng việc xác định giá trị tài sản đảm bảo làm cơ sở cấp tín dụng cho dự án lại chưa được coi trọng đúng mức. Việc đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị tài sản đảm bảo đều tạo ra thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Nếu tài sản được định giá quá thấp tạo sự an toàn trong các quyết định cho vay của ngân hàng nhưng doanh nghiệp sẽ không có đủ vốn tài trợ cho dự án.

Nhưng nếu định giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro lớn hơn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, việc xác định chính xác giá trị tài sản đảm bảo có lợi cho cả ngân hàng và nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thực hiện xác định giá trị tài sản đảm bảo cho dự án được thực hiện bởi các cán bộ thẩm định dự án mà phần lớn họ không được đào tạo cơ bản về công tác định giá tài sản. Việc thực hiện công tác định giá tài sản đảm bảo được thực hiện theo hướng dẫn của BIDV mà nội dung chủ yếu được trích dẫn trong “ tiêu chuẩn thẩm định giá” do Bộ Tài chính ban hành. Thực tế cho thấy công tác này được thực hiện một cách khá đơn giản và độ chính xác không cao. Nhận thức được điều này một số NHTM cổ phần đã cho thành lập phòng thẩm định tài sản đảm bảo chuyên biệt như VP Bank. Việc chuyên biệt hóa các bộ phận là vô cùng cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng. Chuyên môn hóa các bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Các phương diện trong thẩm định dự án, có một số nội dung mang tính chuyên biệt của từng ngành đặc biệt là phương diện kỹ thuật gây khá nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định. Vì vậy, Ngân hàng có thể thành lập các phòng, ban bao gồm những người có chuyên môn về các lĩnh vực đặc thù mà khách hàng thường xuyên, quen thuộc là các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực đó như xây dựng, lắp máy, thủy điện … Nếu không có điều kiện thành lập phòng ban thẩm định các lĩnh vực chuyên biệt thì có thể tạo mạng lưới, mối quan hệ tốt với các trung tâm chuyên ngành, các chuyên gia về các lĩnh vực cần tư vấn để có ý kiến xác đáng, chuẩn xác về vấn đề mình quan tâm, cần thẩm định … đó là một biện pháp tốt trong việc khắc phục tình trạng thiếu thông tin cũng như giúp thẩm định thông tin một cách chính xác về khía cạnh này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 85 - 86)