Các nội dung trong thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Tây Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 28 - 40)

- Tập trung chuyên sâu phục vụ đối tượng DNVVN ngoài quốc doanh hoạt

2.2.2. Các nội dung trong thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Tây Hà Nộ

Dưới đây là các nội dung được quan tâm trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV trong hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng

Sự cần thiết phải đầu tư

Đối với bất kỳ dự án nào việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung khác như: lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô phù hợp. Thông thường, việc đánh

giá sự cần thiết phải đầu tư cũng phải tùy thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với dự án mới, căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung – cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư, cơ hội, thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án … để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ … ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ vào: tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá

Đánh giá ở phần này mang tính khái quát để thấy được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các tổ chức tín dụng quyết định việc đầu tư cho dự án có hợp lý không. Nếu hợp lý tiếp tục phân tích các nội dung tiếp theo.

Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro họ xem xét đánh giá rất kỹ phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung được xem xét đánh giá bao gồm:

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:

- Phân tích quan hệ cung- cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án - Định dạng sản phẩm của dự án

- Đặc tính nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hằng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý với mức độ gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng

qua các phương diện:

- Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay - Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm - Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư

Đánh giá về cung sản phẩm

- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm? Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay do sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn

- Dự đoán các biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, các đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong những năm tới

- Dự đoán ảnh hưởng của chính sách xuất khẩu trong bối cảnh toàn cầu hóa - Đưa số liệu dự kiến về tổng cung và tốc độ tăng trưởng thị trường

Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh cảu sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Đánh giá về khả năng đạt được các thị trường mục tiêu, cán bộ QHKH, QLRR thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án trên các khía cạnh:

Với thị trường nội địa:

- Hình thức, mẫu mã, kết cấu, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường có ưu điểm gì không ?

- Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng hiện nay không ?

- Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, cạnh tranh không, có phù hợp với thu nhập, khả năng tiêu thụ không ?

Với thị trường nước ngoài:

- Những cơ chế chính sách, quy định của Nhà nước đối với các sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không - Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu

- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế hạn ngạch ?

- Các đại lý, bạn hàng tiêu thụ sản phẩm đã có hoặc đang thiết lập ở thị trường dự kiến xuất khẩu?

Phương thức và mạng lưới phân phối được đánh giá trên các mặt

- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không

- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa ? mạng lưới phân phối có phù hợp với các đặc điểm thị trường hay không ? cần ước tính chi phí thiết kế mạng lưới phân phối khi tiến hành tính toán đến hiệu quả tài chính của dự án

- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả tài chính của dự án

- Phương tiện, khoảng cách vận chuyển các sản phẩm từ nơi cung ứng đến nơi tiêu thụ, giá cả và chi phí vận chuyển

Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ của sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, các cán bộ QHKH, QLRR phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu sau :

- Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm

- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm

- Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu sản phẩm dự án

lập Công ty hoặc cam kết của bạn hàng

Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính

Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu bên ngoài, nhập khẩu …) và đặc biệt tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án:

- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm - Nguồn cung cấp đầu vào, chi phí đầu tư vùng nguyên liệu …

- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào về khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm

- Chính sách của Nhà nước với việc nhập khẩu các nguyên, vật liệu đầu vào - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiêu liệu đầu vào, biến động của thị trường quốc tế, tỷ giá ngoại tệ trong trường hợp nhập khẩu

Tất cả những vấn đề trên nhằm kết luận hai vấn đề chính: - Dự án có chủ động được nguyên nhiên liệu đầu vào không ?

- Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được đầu vảo

Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

BIDV quan tâm và đánh giá các nội dung về phương diện kỹ thuật sau:

Địa điểm xây dựng: có thuận lợi về hệ thống giao thông, gần các nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến vốn đầu tư dự án, giá bán sản phẩm

Quy mô sản xuất và sản phẩm dự án: công suất thiết kế dự án có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, thì trường tiêu thụ hay không? Sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường ?

Công nghệ và dây chuyền thiết bị: trình độ công nghệ dây chuyền sản xuất của dự án, khả năng nắm bắt và vận hành của chủ đầu tư, giá cả thiết bị và phương thức thanh toán, uy tín của nhà cung cấp.

án, tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và giải pháp thi công.

Đền bù, di dân tái định cư, môi trường và phòng cháy chữa cháy

- Diện tích đất phải đền bù và chi phí

- Vấn đề di dân, tái định cư và chi phí liên quan - Các giải pháp về môi trường và PCCC

Các nội dung trên có đối chiếu với các quy định và văn bản pháp luật hiện hành

Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư

- Đánh giá năng lực, uy tín của nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị - Khả năng ứng xử của chủ đầu tư khi thị trường dự kiến gặp bất lợi

- Nguồn nhân lực của dự án: số lượng, trình độ tay nghề, đào tạo và khả năng cung ứng lao động

Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

Tổng mức đầu tư của dự án: kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các loại chi phí. Tính toán, dự đoán các yếu tố làm tăng chi phí: lạm phát, tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, khối lượng công việc phát sinh … kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư có hợp lý? Xem xét nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính

Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: xem xét đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn có hợp lý và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đảm bảo tiến độ thi công

Nguồn vốn đầu tư: rà soát lại từng loại nguồn vốn, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, chi phí của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn. Phân tích khả năng tham gia vốn tự có dựa trên năng lực tài chính của chủ đầu tư

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Đây là nội dung quan trọng nhất trong báo cáo thẩm định dự án đầu tư với Ngân hàng. Các nội dung thẩm định trên nhằm hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá về mặt hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định bao gồm:

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ

Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính: lợi nhuận sau thuế để lại, khấu hao cơ bản và các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án

(nếu có). Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính dùng đánh giá

Nhóm chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án Giá trị hiện tại ròng (NPV:Net Present Value)

Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại các nguồn thu nhập ròng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Công thức tính: NPV = Co + PV Trong đó:

NPV là giá trị hiện tại ròng

Co là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, Co mang dấu âm (do là khoản đầu tư PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong thời gian hữu ích của nó. PV được tính

C1 C2 C3 Ct

PV= + + +……..+

(1+ r) (1+ r)2 (1+r)3 (1+r)t

Ct là các luồng tiền dự tính dự án mang lại ở các năm t r là tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án

Ý nghĩa của NPV chính là đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính mà dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức độ rủi ro cụ thể của dự án… Việc xác minh chính xác tỷ lệ chiết khấu của mỗi dự án đầu tư là khó . người ta có thể lấy bằng với lãi suất đầu vào, đầu ra thị trên trường… Nhưng thông thường là chi phí bình quân của vốn. Tuỳ từng trường hợp, người ta còn

xem về biến động lãi suất trên thị trường, và khả năng giới hạn về vốn của chủ đầu tư khi thực hiện dự án…

Sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự án đầu tư theo nguyên tắc:

Nếu các dự án đầu tư thì tuỳ thuộc theo quy mô nguồn vốn, các dự án có NPV≥0 đều được chọn (Sở dĩ dự án NPV=0 vẫn có thể chọn vì khi đó có nghĩa là các luồng tiêu thụ của dự án vừa đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ lãi suât yêu cầu cho khoản vốn đó). Ngược lại NPV< 0 => bácbỏ dự án.

Nếu các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV≥ 0 và lớn nhất thì được chọn.

Sử dụng phương pháp NPV để đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư có ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Phương này tính toán dựa trên cơ sở dòng tiền có chiết khấu (tức là hiện tại hoá dòng tiền) là hợp lý vì tiền có giá trị theo thời gian.

Lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV là thích hợp vì nó cho phép chọn dự án nào có làm tối đa hoá sự giàu có của chủ đầu tư.

Phương pháp này ngầm giả định rằng tỷ lệ lãi suất mà tại các luồng có tiền có thể được tái đầu tư là chi phí sử dụng vốn, nó là giả định thích hợp nhất.

Nhược điểm:

Phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu r được lựa chọn. Cụ thể: r càng nhỏ NPV càng lớn và ngược lại. Trong khi đó, việc xác định đúng r là rất khó khăn.

Chỉ phản ánh được quy mô sinh lời (số tương đối: hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra là bao nhiêu).

Với các dự án có thời gian khác nhau, dùng NPV để lựa chọn dự án là không có ý nghĩa. Muốn so sánh được, phải giả định rằng dự án có thời gian ngắn hơn sẽ được đầu tư bổ sung với số liệu lặp lại như cũ để sao cho các dự án có thời gian bằng nhau. Thời kỳ phân tích dự án là bội số chung nhỏ nhất của các thời gian dự

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w