Những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Tây Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 77 - 79)

. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

2.3.2. Những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Tây Hà Nộ

trình độ đại học trở lên, trình độ chuyên môn giỏi nhiệt tình trong công tác, say mê với công việc, ham học hỏi. Chính họ là người quyết định chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, BIDV chú trọng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả công việc

Công tác thông tin, thu thập, lưu trữ và được xử lý thông tin ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại. Các thông tin về khách hàng được lưu trữ một cách khoa học tạo thuận lợi cho công tác thẩm định. Trang thiết bị hiện đại như máy tính cá nhân nối mạng, hệ thống máy chủ mạnh tạo thuận lợi cho công tác tra cứu thông tin. Nguồn thông tin sử dụng cho công tác thẩm định được đa dạng hóa không chỉ sử dụng các thông tin do khách hàng cung cấp mà còn phải tham khảo thị trường và các cơ quan hữu quan nhằm tăng độ tin cậy và chất lượng của các nguồn thông tin.

2.3.2. Những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Tây Hà Nội BIDV Tây Hà Nội

Tổ chức thẩm định: chưa có phòng thẩm định độc lập hoạt động một cách chuyên nghiệp. Cán bộ QHKH vừa là người tiếp thị khách hàng vừa là người thẩm định hồ sơ tín dụng và dự án. Không có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thẩm định. Đặc biệt trong các dự án có tài sản đảm bảo, cán bộ QHKH

đồng thời là người thẩm định giá trị tài sản đảm bảo dù chưa được đào tạo bài bản về công tác thẩm định giá. Nhận thức được điều này, nhiều ngân hàng cổ phần đã thành lập bộ phận thẩm định riêng biệt nhằm tăng cường hiệu quả cho công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định giá trị tài sản đảm bảo nói riêng. Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt về cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng thì cần cải thiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động là vô cùng cần thiết

Việc sử dụng các phương pháp trong thẩm định dự án đầu tư còn mang tính chủ quan của cán bộ làm công tác thẩm định. Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đánh giá dự án nhưng các chỉ tiêu lựa chọn so sánh mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người làm công tác thẩm định. Một số tiêu chuẩn mang tính đặc thù về mặt kỹ thuật, công nghệ rất khó tìm được chuẩn mực để so sánh đòi hỏi chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đó. Cùng với đó là sự tiến bộ kỹ thuật thay đổi không ngừng đặt ra yêu cầu cập nhật kiến thức thường xuyên của người thẩm định. Trong khi đó phương pháp so sánh thường được áp dụng một cách bằng việc so sánh khá đơn giản các chỉ tiêu giữa các dự án

Nội dung thẩm định tuy khá toàn diện nhưng tập trung chủ yếu vào phân tích khía cạnh tài chính của dự án. Các nội dung khác như về mặt kỹ thuật, khía cạnh thị trường chưa được quan tâm phân tích đúng mức. Cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong việc phân tích vì các nội dung này đòi hỏi chuyên môn và cán bộ thường phân tích dựa trên các thông tin mà khách hàng cung cấp vì thế không đảm bảo tính khách quan, chính xác. Việc phân tích tài chính vốn là thế mạng của ngân hàng nhưng cũng gặp một số khó khăn do một số chỉ tiêu đưa ra chỉ là ước tính: như chỉ tiêu doanh thu phụ thuộc vào thị trường chứ không thể biết chắc chắn được. Như trong ví dụ năm 2007 trở về trước là năm làm ăn phát đạt và tăng trưởng đều của ngành vận chuyển hàng hải nhưng sang năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu rất nhiều doanh nghiệp vận tải biển đã phải đóng cửa phá sản vì không có khách hàng trong khi chi phí cho ngành này là rất lớn. Các loại chi phí chỉ có thể kiểm tra tính đầy đủ mà khó có thể thẩm định tính chính xác của các loại chi

phí đó.

Việc thu thập và xử lý thông tin đã được đa dạng hóa các nguồn, nhưng chủ yếu vẫn là do khách hàng cung cấp. Cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu thêm thông qua thị trường, các nhà cung cấp, phương tiện thông tin đại chúng … nhưng độ tin cậy của các nguồn này không cao và phụ thuộc vào hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực, quan hệ của người làm công tác thẩm định. Đặc biệt là các thông tin về các lĩnh vực chuyên biệt cán bộ thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi sự tham khảo, giúp đỡ, tư vấn từ các chuyên gia

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 77 - 79)