Số Không
CÁI BÁNH SÔ-CÔ-LA
Cái món toán mới ngon làm sao! Hôm nay chúng tôi ghé thăm một hải cảng nổi tiếng về các thứ bánh trái của nó. Đi đến đâu cũng thấy bày la liệt nào là bánh mì, bánh nướng, bánh quy. Trên trời, dưới bánh. Bánh kem, bánh sô-cô-la, bánh rán…
Chúng tôi dạo chơi, mang theo cả Tắc và Tốp, Nhưng vừa tới một đại lộ rộng thênh thang, hai chú khỉ đã chạy lăng xăng rồi nhảy tót lên sợi dây thép mà ở đấy có treo một cái biển tròn như kiểu biển chỉ đường: ở giữa vòng tròn có một dấu hiệu kỳ lạ - %.
- Số không chia cho số không!
- Không phải! - thuyền trưởng ngắt lời tôi. - Đây là hai chữ cái "o". Hai chữ cái "o" có một gạch xiên xen giữa là ký hiệu viết tắt của "phần trăm". Cảng này là cảng Phần Trăm mà. Hơn nữa, đại lộ này cũng là đại lộ Phần Trăm.
Chúng tôi ghé vào một quán giải khát che bằng chiếc lều vải, trên bàn đặt một chiếc bánh sô-cô-la tròn. Bánh được cắt thành nhiều múi (nhiều hình quạt). Người mua xúm chung quanh. Nói người mua thì không đúng, vì ở đây mọi thứ đều phát không.
Một cô bé Số Hai có hai bím tóc xinh xinh thỏ thẻ: - Chị cho em một miếng bánh.
Đám người xếp hàng cười rộ.
- Thế em quên đây là đâu ư? - chị phục vụ người đẫy đà đeo tạp dề viền đăng-ten hỏi.
- Là đại lộ Phần Trăm!- cô bé rụt rè đáp.
-Thế thì phải nói thế nào? Không được nói một miếng, mà phải nói một... Một gì?
- Một phần trăm! - cô bé sực nhớ. - Em cảm ơn chị!
Cô bé được nhận ngay suất bánh của mình, đưa lên miệng, ăn ngon lành lắm.
Tất cả ồ lên, và cô bé Số Hai suýt bị nghẹn vì "phần trăm" bánh của mình.
- Tao không cho mày cái gì sất! - chị phục vụ nổi giận.
- Em nói đúng, bốn phần trăm mà! - cậu bé cứ tỉnh bơ. - Thế, thế, thế! Phần trăm nữa. Cám ơn chị!
Tôi hỏi tại sao ở đây lại không nói "miếng" bánh, mà nói "phần trăm" Hay là theo tiếng thổ dân ở đây, "phần trăm" tức là "miếng".
- Không! "Miếng" là miếng chứ! Nhưng còn có "phần trăm" nữa. Cái bánh ở quầy này được cắt làm một trăm phần bằng nhau, mỗi phần gọi là một phần trăm, từ này có gốc la-tinh là "pro cenro" có nghĩa là phần trăm.
- Thế, nếu tôi muốn ăn một nửa cái bánh thì phải nói "năm mươi phần trăm", phải không chị? - Pi hỏi.
- Đúng thế, - chị phụcvụ nhắc lại, - năm mươi phần trăm. - Nhưng anh quên rồi à…
- Xin mời! - anh phụ bếp đỏ mặt và nói: - Cám ơn!
- Nhưng nếu tôi ăn cả một cái bánh vẫn còn thòm thèm thì phải xin hơn một trăm phần trăm ư? - tôi hỏi.
- Đúng thế: Nhưng cái phần thêm ấy, tôi phải cắt ở cái bánh khác. Một cái bánh chỉ có một trăm phần trăm thôi, chứ không hơn.
Nghe có tiếng ai khóc ở quầy bên.
Một chú bé béo phục phịch đang vừa khóc vừa la:
- Cháu xin bốn mươi phần trăm, mà chị ấy chỉ đưa cho... có hai miếng! Cháu định nói "xin chị" lại định nói "cám ơn"... Nhưng bây giờ thì sẽ thôi. Cháu xin bốn mươi phần trăm mà chị ấy...
- Nhưng miếng bánh của cháu to thế kia cơ mà! - một người dỗ chú bé hay hờn.
- Dù sao đi nữa cũng chỉ có hai, chứ không phải bốn mươi!
- Ngốc ơi là ngốc! Cái bánh này không chia làm một trăm phần, mà chia làm năm. Một miếng là hai mươi phần trăm. Hai miếng là bốn mươi phần trăm đấy.
Chúng tôi đi tiếp và rẽ vào một cái ngõ. Ở đây cũng thấy treo một cái biển tròn, nhưng sơn một dấu hiệu hơi khác dấu phần trăm: %.
Thuyền trưởng cho biết:
- Trong ngõ này, người ta chia quà cho bọn trẻ nhỏ nhất ở cảng này, cho nên bánh không chia ra, một trăm phần, mà chia ra một nghìn phần. Từ "mille" theo tiếng la-tinh có nghĩa là "nghìn". Mỗi suất gọi là một phần nghìn, và ký hiệu bằng ‰.
Khi chúng tôi trở về thuyền, đi qua phố Phần Trăm, Tắc và Tốp được người ta đãi mười bảy phần trăm cái bánh chuối. Suất quà này, gồm năm mươi mốt miếng bánh chuối: Tôi và anh phụ bếp cứ suy nghĩ mãi xem cái
bánh chuối được chia thành bao nhiêu miếng như thế. Cuối cùng đã giải được. Các bạn thử giải bài toán này xem sao!