Giả sử chúng ta có một ngân hàng với tình trạng tài chính:
Có Nợ Dự trữ tiền mặt 0,5 tỷ Tài khoản séc 10 tỷ Ký gửi tại NHTW 0,7 tỷ Vốn cổ phần 2 tỷ Cho vay 10.8 tỷ
Σ tài sản có 12 tỷ Σ tài sản nợ 12 tỷ
Tiếp tục giả thiết rằng lợi tức thu được từ cho vay là 36%/năm, hay 3% một tháng. Lãi suất phải trả cho tiền gửi là 2,2%/tháng và Fc bằng 0.
Ta sẽ có lợi tức ròng Pr của ngân hàng ấy trong một tháng là: Pr = (10,8 tỷ x 0,03) - (10 tỷ x 0,022) - 0 = 0,1 tỷ
Khi đem khoản lợi tức Pr này so sánh với vốn cổ phần (E) mà mọi người đã đóng góp vào để xây dựng, thành lập ra ngân hàng, chúng ta sẽ có khái niệm về tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần - ROE (Return on Equity) hay Tỷ suất lợi nhuận.
E R
ROE= (7.36)
ROE cho biết hiệu quả hoạt động của ngân hàng dưới giác độ như doanh nghiệp. Ở đó, mọi người góp vốn lại thành lập ra nó như thành lập một công ty. Sau một quá trình hoạt động, các cổ đông họp nhau lại để tính toán xem lợi nhuận ròng là bao nhiêu? So với đồng vốn bỏ ra, lợi nhuận như thế cao hay thấp và nếu đem tiền cổ phần ấy đầu tư vào việc khác thì có lợi hơn không? Đồng thời quyết định chia nhau lợi nhuận hay nhập vào vốn cổ đông để tiếp tục hoạt động, v.v…
Trở lại thí dụ của chúng ta, các cổ đông nhận thấy rằng hiệu quả đồng vốn của họ là: ROE = 0,05 5% 2 1 , 0 E R = = = tháng (hay 60%/năm)
Các cổ đông có thể thấy rằng, trong lúc tiền gửi của nhân dân vào ngân hàng, thí dụ ngân hàng của họ, chỉ kiếm được lợi nhuận là 2,2% một tháng, và nếu đồng tiền của họ không gửi như thế mà đem thành lập ngân hàng, thì lợi tức thu được sẽ hơn gấp đôi là 5% một tháng. Như vậy, rõ ràng là lợi nhuận thu được cao hơn và việc đầu tư của họ rõ ràng là hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều cổ đông vẫn muốn có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn nữa. Đó cũng là mong muốn bình thường. Để tăng ROE chỉ có 2 cách: (1) tăng R (hay Pr) và (2) giảm E. Ở những phần trên chúng ta thấy ngân hàng đã làm mọi cách để tăng Pr rồi, và nay không thể tăng Pr được nữa. Như vậy chỉ còn cách giảm E.
7.5.3.2. Vốn cổ phần, khả năng chi trả và tình trạng phá sản
Ngân hàng làm thế nào để giảm E? Có nhiều cách. Khuyến khích hoặc đề nghị một số cổ đông rút tiền lại để đầu tư vào nơi khác, hoặc chính ngân hàng này hay Hội đồng cổ đông này tìm cách đẻ ra thêm một ngân hàng hay một công ty nữa, rồi chuyển bớt vốn cổ phần từ đây qua. Tóm lại là nó có nhiều phương thức để giảm E. Giả sử nó giảm E xuống còn 1,5 tỷ.
Nợ
Tài khoản séc 10 tỷ
Vốn cổ phần 1,5 tỷ Σ tài sản nợ 11,5 tỷ
Khi tài sản nợ đã giảm được 0,5 tỷ rồi, chắc chắn bên tài sản có cũng phải giảm theo do vốn bị hụt đi. Trong các hạng mục của tài sản có, 2 loại dự trữ tiền mặt là thuộc về pháp định, không thể giảm được, chỉ còn các khoản cho vay buộc phải giảm bớt theo sự giảm của tài sản nợ. Tình hình tài chính của ngân hàng được diễn giải thành:
Có Nợ Dự trữ tiền mặt 0,5 tỷ Tài khoản séc 10 tỷ Ký gửi tại NHTW 0,7 tỷ Vốn cổ phần 1,5 tỷ Cho vay 10.3 tỷ
Σ tài sản có 11,5 tỷ Σ tài sản nợ 11,5 tỷ Dĩ nhiên, khi lượng cho vay giảm, lợi tức Pr cũng giảm theo:
Pr = (10,3 x 0,03) - (10 x 0,022) - 0 = 0,09 tỷ Thế nhưng khi so sánh với vốn cổ phần, ta có:
ROE = 0,06 6% 5 , 1 09 , 0 E R = = = tháng (hay 72% năm).
Rõ ràng việc giảm vốn cổ đông E đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận ROE một cách đáng kể. Có thể ngân hàng thấy điều đó hấp dẫn quá và tìm cách hạ tiếp vốn cổ phần xuống thấp hơn, xuống chỉ còn 200 triệu chẳng hạn. Tại sao không? Bảng cân đối được viết thành:
Có Nợ Dự trữ tiền mặt 0,5 tỷ Tài khoản séc 10 tỷ Ký gửi tại NHTW 0,7 tỷ Vốn cổ phần 2 tỷ Cho vay 9 tỷ
Σ tài sản có 10,2 tỷ Σ tài sản nợ 10,2 tỷ Lúc đó lợi tức và tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần lần lượt sẽ là:
Pr = (9 x 0,03) - (10 x 0,022) - 0 = 0,05 tỷ % 25 25 , 0 2 , 0 05 , 0 E Pr
ROE= = = = tháng (hay 300% năm)
Điều đó thật tuyệt vời, bởi vì trong khi tiền mà những người khác đem đầu tư, đem gửi vào ngân hàng, chỉ được hưởng lãi suất 2,2% một tháng, các cổ đông này chỉ việc dùng tiền (chừng 200 triệu) thành lập một ngân hàng mới để rồi mỗi tháng, 200 triệu vốn cổ phần này đẻ ra 25% lãi suất, lớn hơn 11 lần mức bình thường. Đầu tư thành lập ngân hàng thật là lý tưởng. Chỉ trong vòng 1 năm đã có thể hoàn vốn đến 3 lần.
Tuy nhiên, điều lý tưởng ấy không dễ gì làm được. Điều khó cho các ngân hàng ở đây là nó càng giảm vốn cổ phần, ngân hàng càng dễ sụp đổ. Không có ngoại lệ nào khác.
Để hiểu logic này rõ hơn, chúng ta giả định rằng trong 9 tỷ mà ngân hàng đã cho vay có 0,5 tỷ cho công ty Z vay. Nhưng thật là không may, công ty Z vì tính toán lỡ một cơ hội nên bị phá sản. Điều này không có gì lạ trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi yếu tố kinh tế luôn luôn biến động hàng ngày, hàng giờ, và chỉ một tiên liệu sai cũng có thể làm cho nhiều công ty phá sản dây chuyền cùng một lúc. Kết quả đáng nói là công ty Z không trả nổi nợ và ngân hàng mất trắng 0,5 tỷ.
Trong thực tế, không một ngân hàng nào trên thế giới này có thể đoán chắc rằng trong cuộc đời hoạt động của mình sẽ không gặp bất kỳ trường hơp nào như công ty Z. Vận rủi và cơ may đều có thể xảy ra. Cho nên, tất cả mọi người trên thế giới không thể cùng trở thành tỷ
phú hoặc cùng sạt nghiệp. Mà giàu và nghèo, thành công hay thất bại chen lẫn nhau để tạo cho nền kinh tế và xã hội thành muôn hình, muôn vẻ. Vận rủi của công ty Z kéo theo cái rủi ro cho ngân hàng và thế là tài sản có của nó hụt đi 0,5 tỷ.
Có Nợ Dự trữ tiền mặt 0,5
Ký gửi tại NHTW 0,7 Cho vay 8,5 Σ tài sản có 9,7
Cái gì sẽ bù vào sự thiệt hại này bên tài sản nợ? Dĩ nhiên sự mất đi 0,5 tỷ không thể được bù bằng cách lấy bớt tiền trong số 10 tỷ (bên tài sản nợ) của người gửi. Nhân dân gửi tiền vào ngân hàng là để lấy lãi 2,2% mỗi tháng. Họ không cần biết và cũng cần phải quan tâm đến sự lời lỗ hay được mất của bản thân ngân hàng. Tiền vốn họ gửi và lãi của họ, không phụ thuộc vào kết quả cho vay hoặc đầu tư của ngân hàng, khi mà mọi lợi nhuận Pr là thuộc về quyền thụ hưởng của ngân hàng, thì mọi mất mát, nếu có, cũng phải do ngân hàng gánh lấy. Cuối cùng chỉ có vốn cổ phần là phải gánh chịu cái thiệt hại của vụ phá sản nói trên. Nói cách khác, các nhà sáng lập hay hội đồng cổ đông phải bỏ vốn cổ phần ra để bù vào. Bảng cân đối trở thành:
Có Nợ Dự trữ tiền mặt 0,5 Tài khoản séc 10 Ký gửi tại NHTW 0,7 Vốn cổ phần -0,3 Cho vay 8,5
Σ tài sản có 9,7 Σ tài sản nợ 9,7
Vốn cổ phần còn -0,3 tỷ có nghĩa ngân hàng không những mất 200 triệu còn lại mà còn nợ thêm 300 triệu nữa để bù vào sự thiệt hại do công ty Z gây ra. Vốn cổ phần âm (-0,3 tỷ) nghĩa là gì? Nghĩa là các khoản mà ngân hàng nợ (tài sản nợ) đã cao hơn các khoản mà ngân hàng có (tài sản có). Hay ngân hàng hoàn toàn không còn khả năng chi trả (insolvency). Ngay cả trong trường hợp tất cả các khoản có của ngân hàng được thu hồi đầy đủ (0,5 tỷ dự trữ tiền mặt + 0,7 tỷ ký gửi tại NHTW + 8,5 tỷ cho vay) thì tổng khoản có của nó (9,7 tỷ) vẫn không thể đủ để chi trả cho các khoản ký gửi của nhân dân là 10 tỷ. Khả năng chi trả tối đa mà nó có thể làm là 9,7 tỷ, còn 0,3 tỷ của nhân dân xem như mất theo ngân hàng.
Điều gì xảy ra tiếp theo? Khi một ngân hàng mất khả năng chi trả, nó bị đóng cửa và rút giấy phép. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả tiếp cho nhân dân khoản nợ 0,3 tỷ này?
Ở các nước phát triển, các ngân hàng là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông không thể mất nhiều hơn số tiền vốn cổ phần họ đã đóng góp để thành lập ngân hàng. Không ai có thể ăn vạ đến tài sản riêng của họ ngoài lượng vốn nói trên. Cuối cùng chỉ có các công ty bảo hiểm ngân hàng, bảo hiểm tín dụng (Deposit Insurance) phải đứng ra lãnh trách nhiệm trả khoản nợ này cho nhân dân. Theo thông lệ, ở các nước phát triển, mỗi người dân gửi tiền vào ngân hàng phá sản này sẽ được nhận lại 98% tài sản của họ. 98% thì cũng như 100%. Chỉ mất tiền lãi, nhưng dù sao thì cũng khá hơn là mất đến 100% vốn. Hú vía cho họ và họ kinh sợ ngân hàng đến già. Còn ở các nước chưa có chế độ bảo hiểm ngân hàng và tín dụng thì sao? Nhân dân có thể mất đến 100% tiền vốn của họ và Giám đốc ngân hàng thì đi tù như tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Đến đây chúng ta xin nói thêm về chế độ bảo hiểm ngân hàng và tín dụng. Bảng 7.15 dưới đây cho thấy các nước phát triển đều bắt buọc phải thành lập các công ty nhà nước về bảo hiểm tiền gửi ngân hàng (Banking Deposit Insurance Corporation) để hạn chế những rủi ro cho nhân dân mỗi khi ngân hàng bị phá sản. Tuy nhiên, vì thiệt hại do sự phá sản của ngân hàng gây ra thường rất khủng khiếp, bởi nó nhanh chóng lây lan qua các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm tiền gửi (hầu hết là của nhà nước) đều chỉ bảo hiểm một số lượng gửi nhất định nào đó mà thôi. Thí dụ Công ty bảo hiểm tín dụng và tiền gửi liên bang Hoa Kỳ chỉ bảo hiểm lượng tiền gửi tối đa là 100.000USD cho mỗi đầu người gửi tiền. Nghĩa là, nếu chúng ta gửi tiền vào ngân hàng A với số lượng chỉ từ 100.000 trở xuống, khi A bị phá sản, mỗi người chúng ta sẽ được bảo hiểm thanh toán cho 98% tiền vốn đã gửi. Ngược lại, với những thân
chủ mà họ gửi lớn hơn 100.000USD (200.000USD hay 500.000USD chẳng hạn), khi ngân hàng A phá sản, họ cũng chỉ được thanh toán 98% của 100.000USD thôi. Phần còn lại coi như mất 100%.
Bảng 7.15: Chế độ bảo hiểm tiền gửi ngân hàng ở các nước
Các chỉ số Nước
Năm
thành lập Sở hữu
Số tiền đóng bảo hiểm cho mỗi đơn vị tiền gửi
(100USD)
Số lượng tiền gửi tối đa được bảo hiểm (USD)
cho mỗi người gửi
Hoa Kỳ 1933 Nhà nước 23 Cent (C) 100.000
Nhật Bản 1971 Nhà nước
+ tư nhân 1,2 Cent (C) 66.000
CHLB Đức 1966 Nhà nước
+ tư nhân 3 Cent (C) 30% tiền gửi của mỗi người dân
Pháp 1980 Nhà nước
+ tư nhân 10 dến 50 C 72.000
Anh 1982 Nhà nước 30 Cent (C) Từ 75% tiền gửi của
mỗi người đến 43.000
Canada 1967 Nhà nước 10 Cent (C) 52.000
Thụy Sĩ 1984 Nhà nước Miễn phí 21.000
Nguồn: Federal Deposit Insurance Corporation, Annual Report 1990, New York USA, 1990
Có bảo hiểm rồi, kết quả vẫn còn tệ hại như thế đấy. Cho nên, khi ngân hàng sụp đổ, nhân dân là người thiệt hại. Thiệt hại trực tiếp là những người gửi tiền bị mất tiền. Thiệt hại gián tiếp là khi các Công ty bảo hiểm xuất tiền ra đền bù cho dân, tiền đó suy cho cùng cũng là tiền từ thuế nhân dân đóng góp cho nhà nước mà ra. Vì các công ty bảo hiểm là của nhà nước, hoạt động bằng vốn ngân sách. Hơn nữa, có một loại nguy hiểm khó lường hơn khi vốn cổ phần trở thành âm, đó là ngân hàng bị người bên ngoài biết rằng nó mất khả năng chi trả trước khi nó thực sự đóng cửa. Lối ý thức này vô cùng nguy haịi xảy ra khi ngân hàng không khéo léo lái hoặc không đủ khả năng kỹ trị để khỏa lấp, hoặc che giấu việc đã âm vốn cổ phần nhằm duy trì niềm tin của dân. Khi người gửi ý thức được rằng ngân hàng sẽ không trả nổi nợ, nỗi lo ngại mất tiền của họ nhanh chóng bùng ra và lây lan như phản ứng hạt nhân dây chuyền. Tất cả người gửi sẽ kéo nhau đến ngân hàng rút lại tiền mặt đã gửi. Không chỉ ở ngân hàng A mà ở tất cả các ngân hàng còn lại. Tình trạng đó đã xảy ra hàng chục lần ở Anh quốc, Hoa Kỳ, Đức, Ý, Pháp và một số nơi khác. Thảm kịch 1923 - 1933 trên toàn thế giới, khủng hoảng tài chính 1973 - 1974, 1982 - 1983 và 1987 ở Hoa Kỳ đều xuất phát từ sự vỡ nợ của một vài ngân hàng từ những nguyên nhân rất vô lý. Biểu đồ 7.6 cho thấy một số ngân hàng vỡ nợ ở Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1992. Biểu đồ 7.6 cho thấy số ngân hàng vỡ nơợở Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1992. Năm 1989, hơn 200 ngân hàng đã phá sản chỉ vì một ngân hàng lớn - Continental Illinois sụp đổ vào mùa thu năm 1987. Mặc dù Federal Deposit Insurance Corporation đã cứu vãn được rất nhiều, nền kinh tế vẫn bị tổn thất rất nặng.
Vì tất cả những nguyên nhân trên, cả NHTW và hệ thống NHTG đều cố gắng hết sức để hạn chế tình trạng ngân hàng mất khả năng chi trả. Rất nhiều biện pháp chế tài và cả thuyết phục, kiểm tra đã được đặt ra. Đứng về phía mỗi ngân hàng, họ cũng phải có cách để phòng ngừa. Biện pháp tốt nhất cho mỗi ngân hàng là phải lưu giữ một tỷ lệ vốn cổ phần tối thiểu nào đó, cho dù nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Bởi vì vốn cổ phần càng lớn bao nhiêu, khả năng chi trả sẽ lớn theo và rủi ro phá sản sẽ nhỏ dần.
Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào giúp lượng hóa chính xác mức vốn cổ phần thích hợp nhất. Để đo lường khả năng chi trả của ngân hàng, người ta dùng chỉ số vốn cổ phần trên tổng cho vay, viết tắt là e (Equity to Loan Ratio) với:
L E
e= (7.37)
Chỉ số vốn cổ phần (e) càng thấp, ngân hàng càng hoạt động trong nguy hiểm, e càng cao, tính an toàn càng lớn. Vì sao trong tài sản có của ngân hàng, các nhà kỹ trị chỉ quan tâm tới các khoản cho vay mà không tính e theo tổng tài sản có? Lý do là chỉ có các khoản cho vay là loại tài sản có chứa đựng nhiều rủi ro nhất, khó thu hồi và dễ thất thoát nhất. Trong 100 đối tượng đến ngân hàng vay tiền, chỉ cần 1 đối tượng như công ty Z ở thí dụ trên bị phá sản, là đã có thể làm cho ngân hàng khốn đốn. Mà trong 100 trường hợp cho vay, kẹt 1 trường hợp là điều có xác suất xảy ra rất cao. Vì thế, ngân hàng đặt sự lo ngại đến vốn cho vay là chủ yếu. Các loại tài sản có còn lại đều dễ thu hồi.
Cũng nên nói thêm rằng, ở một số ngân hàng, người ta còn sử dụng tỷ lệ ATE (Asset to Equity) như một yếu tố phụ để theo dõi hiệu quả hoạt động:
E A ROA ROE
ATE= = (7.38)
ATE cho biết về doanh số hoạt động của mỗi đồng vốn cổ phần. Cần lưu ý rằng ATE là số nghịch đảo của ETA (Equity to Asset). Nhiều NHTW ở các nước đang phát triển còn dùng hai chỉ số nói trên để theo dõi về nhu cầu gia tăng vốn tự có của các ngân hàng. Nếu e chỉ ra khả năng chi trả hay tính lành mạnh của hoạt động, thì ATE chỉ hiệu năng sử dụng vốn