LÃI SUẤT VÀ VẤN ĐỀ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 7 ppt (Trang 39 - 41)

Phạm trù quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng là Lãi suất. Danh từ lãi suất mà chúng ta nói ở đây bao gồm các khoản chi phí của tiền tệ và tài chính trong nền kinh tế. Chi phí của vốn quyết định lợi nhuận được tạo ra từ vốn ấy ở bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong lĩnh vực ngân hàng, điều này lại càng chính xác. Để hiểu được vai trò của việc ra quyết định về lãi suất trong hoạt động của các NHTG, chúng ta đi vào từng phần của chủ đề này.

7.4.1. Lãi suất

Một trong những nhận thức cơ bản và quan trọng nhất của kinh tế học đó là "Thời giờ là tiền". Bất kỳ loại vật chất nào được sử dụng một cách hữu ích thì thời gian càng trôi đi, càng làm cho nó có giá trị hơn nhiều. Giá trị của một loại vật chất như miếng đất thường được xác định bằng sự hữu ích và nhu cầu mong muốn của mọi người đối với nó. Một cách tương tự, giá trị tính theo đơn vị thời gian khi đem cho thuê sẽ tùy thuộc vào nhu cầu thuê của mọi người và lợi nhuận có thể làm ra được từ đất.

Tiền cũng vậy. Khi được đem cất kỹ vào kho hay được đem chôn dưới gầm giường, tiền không tạo ra được bất kỳ lợi nhuận hay giá trị nào vì nó bị cách ly với môi trường mà ở đó nó được mọi người cần. Nếu không nói càng để lâu, giá trị của nó càng thấp (vì lạm phát) giống như đất bỏ hoang. Đến lượt chính những giá trị do nó tạo ra, xác định nên chi phí cần có để được sở hữu tiền. Người ta gọi chi phí này là tiền lãi. Lãi suất tính bằng tỷ lệ % và được định nghĩa như sau:

7.4.l.1. Định nghĩa về lãi suất

“Lãi suất (Interest Rate)” là tỷ lệ % giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để có được quyền sở hữu và quyền sử dụng tiền ấy trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.

Người ta có một cách nói khác, đó là “khoảng chênh lệch giữa lượng tiền được nhận hôm nay và lượng tiền tổng cộng phải trả trong tương lai, chính là tiền lãi hay chi phí để có quyền sở hữu lượng tiền ấy trong khoảng thời gian từ ngày nhận đến ngày trả”. Khi đem tiền lãi ấy tính tỷ lệ % với tiền được nhận, kết quả thu được chính là lãi suất trong thời gian nói trên.

Hiểu theo cách nào cũng được. Nếu chúng ta gọi P1 là lượng tiền được nhận vào ngày hôm nay và r là lãi suất phải trả để được sở hữu và sử dụng nó trong 1 năm, thì lúc đó:

Tiền phải trả 1 năm - P1 r = x 100% P1

Giả sử chúng ta cần tính thử xem 1VND được trả vào năm sau có lãi suất là bao nhiêu thì ta tính theo công thức: 1 1 P P 1 r − = (7.24)

Đứng trên giác độ người cho vay như NHTG, R1 là lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư. Công thức 7.24 cho phép ta suy ra rằng với một tỷ lệ lãi suất đã được xác định trước, 1 VND trả vào một năm sau là khoản tiền bao gồm cả lãi và vốn, trong đó phần vốn P1 là:

r 1 1 P1 + = (7.25)

Do đó, khi người ta cho trước P1 (của l VND được trả l năm sau), lãi suất (r) trong năm nói trên của P1 được tính bằng công thức 7.24. Hoặc, bằng việc cho trước tỷ lệ lãi suất của vốn vay trong l năm là r, 1VND được trả vào 1 năm sau có vốn gốc (P1) được tính bởi công thức 7.25. Một cách tổng quát, nếu gọi tiền phải trả (vốn và lãi) vào thời điểm t là Pt, vốn gốc là P1, lãi suất là r thì: 1 1 t P P P r − = (7.26) r 1 P P t 1 = + (7.27)

Điều quan trọng mà 2 công thức trên cho biết là với lượng tiền Pt được xác định, r càng cao thì P1 càng thấp và ngược lại. Trong thị trường tài chính - tiền tệ, 2 công thức nói trên là phép tính đơn giản nhất để người cho vay hiểu được lãi suất hoặc khoản tiền mà họ phải bỏ ra để mua trái phiếu hay các loại phiếu nợ khác. Giả sử một người nào đó ra thị trường trái phiếu và quyết đinh chọn trái phiếu hạng 1.000.000 VND để đầu tư, thời gian đáo hạn là l năm. Có nghĩa là, vào đúng l năm sau, khi chúng ta đem trái phiếu đến nơi phát hành, người phát hành sẽ nhận lại trái phiếu và trả cho chúng ta đúng 1.000.000 VND.

Đương nhiên để có được một trong các trái phiếu này, bấy giờ chúng ta phải bỏ tiền ra mua, hay nói khác đi là để đầu tư hoặc chúng ta cho đơn vị phát hành trải phiếu vay. Phần sau, chúng ta sẽ bàn về bản chất của hành động này. Trong trường hợp của thí dụ. lượng tiền của chúng ta bỏ ra để mua trái phiếu được gọi là giá của trái phiếu vào lúc dó. Giá này được xác định bởi:

- Cung và cầu trái phiếu

- Tính toán về tiền lãi sẽ có được

- Thương lượng giữa người mua và người bán trái phiếu

Trường hợp 1: Giả sử sau khi thương lượng xong, ta và người bán không bàn đến lãi, chỉ

đơn giản thống nhất với nhau là sẽ bán và mua nó với giá 950.000VND. Lúc đó công thức 7.24 cho chúng ta biết lãi suất mà chúng ta có thể hưởng sau 1 năm từ dịch vụ cho vay hay đầu tư này là:

P2 - P1 1.000.000 - 950.000

r = = x 100% = 5,26% một năm P1 950.000

Trường hợp 2: Chúng ta quan tâm đến lãi suất và muốn tìm loại trái phiếu 1.000.000

VND nào mà có lãi đến 12% sau 1 năm. Lúc ấy, chúng ta phải đi tìm hoặc thương lượng cho được trái phiếu cần mua là:

P2 1.000.000

P1 = = = 892.857 VND 1 + r 1 + 0.12

Các NHTG hay áp dụng các cách tính trên khi đầu tư. Thi dụ này giúp chúng ta tìm hiểu các cách quản lý lãi suất hiện nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 7 ppt (Trang 39 - 41)