7.4.1.2.1. Cốđịnh lãi suất
Cách làm cổ điển nhất (vì nó có từ trước thời đại Hy - La) là cách cho vay đầu tư theo kiểu cố định lãi suất. Các ngân hàng đưa ra các thang lãi suất đã lập sẳn để thông báo cho đối tượng có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. Thân chủ chỉ có việc chấp nhận mức lãi suất ấy nếu muốn vay tiền. Cách làm này có những mặt tích cực:
- Giúp NHTG ước tính khá chính xác được lợi nhuận từ mỗi khoản cho vay.
- Chủ động tính được lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản nợ khác. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt bất tiện như:
- Cố định lãi suất làm cho ngân hàng tự hạn chế mình về khả năng cho vay và đầu tư, ngân hàng không thể cho vay dưới mức ấn định, vì thế có tình trạng nhiều khi thừa vốn mà không thể hoặc không dám đầu tư.
- Cố định lãi suất làm tuyệt đường thương lượng về chi phí vốn giữa người cần vay (các thân chủ) và người muốn cho vay (ngân hàng). Khi bạn không thể thương lượng được về chi phi vốn, thì vấn đề của bạn (nếu là người vay) trở nên quá đơn giản. Nếu chấp nhận được mức lãi suất nói trên thì đến với ngân hàng, không chấp nhân được mức lãi thì đến cũng vô ích.
- Với lãi suất cố định thì ngân hàng sẽ phải chạy theo khách hàng chứ không phải người cần vay chạy theo ngân hàng để thương lượng.
- Khi NHTG có nhu cầu cần phải tìm thân chủ để giải quyết vốn thừa với lãi suất cố định, nhu cầu đó rất dễ làm thay đổi nhận định của nó theo hướng cảm tính về độ an toàn của thương vụ. Khả năng rủi ro trong cho vay sẽ lớn hơn.
- Cố định lãi suất sẽ làm cho ngân hàng khó đầu tư vào chứng khoán. Vì hầu hết chứng khoán ngày nay đều thả nổi lãi suất cho cung cầu quyết định.
Từ những nguyên nhân trên, cách cố định lãi suất trong hoạt động chỉ thịnh hành từ thập niên 60 trở về trước… Biểu đồ 7.3 đã cho thấy trong thập niên 60 và trước đó, tiền mặt mà các ngân hàng thừa vào cuối mỗi kỳ rất lớn, xấp xỉ 20% tổng tài sản có. Dĩ nhiên, cần phải nói thêm rằng dự trữ tiền mặt cao trong thời kỳ này có nguyên nhân đóng góp của việc quy định RRR khá cao của các NHTW trên thế giới. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các NHTG cố định lãi suất để đảm bảo an toàn cho lợi nhuận và vì thế không cho vay hoặc đầu tư được hết ER vào cuối kỳ. Hiệu quả hoạt động của các NHTG trở nên kém và rủi ro cao hơn. Do vậy, từ những năm 1970 trở đi, ngân hàng ở các nước đã bắt đầu áp dụng lãi suất thả nổi.
7.4.l.2.2. Lãi suất thả nổi
Khi các NHTG hoạt động theo cách cố định lãi suất, nó quản lý tài sản có (đầu tư và cho vay) theo trường hợp 2 của thí dụ đi mua chứng khoán vừa rồi. Ngược lại, khi thả nổi lãi suất theo thị trường và theo kết quả thương lượng của từng thương vụ, nó quản lý tài sản và lợi nhuận theo trường hợp 1.
Từ năm 1980 đến 1996, các NHTG nước Pháp buông lỏng lãi suất theo sự dao động của lãi suất chiết khấu và lãi suất thị trường tiền tệ - tài chính. Mức dao động của lãi suất thả nổi thật dữ dội. Bảng 7.12 cho thấy năm 1981, lãi suất đầu tư và cho vay trung bình trong các NHTG là 15,28% năm, ứng với lãi suất ngắn hạn trên thị trường lúc đó là 15,40% nărn. Năm 1989, lãi suất ngắn hạn của thị trường còn 9,30% và lãi suất đầu tư của ngân hàng là 9,27%. Đến quý 1/1996, lãi suất cho vay và đầu tư của các ngân hàng chỉ còn 4,29% một năm. Đó là những thí dụ điển hình của tính không cố định về lãi suất.
Khi NHTG thả nổi lãi suất và chấp nhận tính lãi theo từng kết quả thương lượng của từng thương vụ, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến với nó và nó sẽ có nhiều cơ hội tốt để lựa chọn hơn. Không phải ngân hàng tìm khách hàng một cách đơn phương nữa, mà cả khách hàng cũng tìm ngân hàng, vì cả hai đều thấy có thể có nhiều lợi ích qua thương lượng. Ngân hàng sẽ có thể nhận thấy ở một vài thương vụ, cần cho vay với lãi suất rất thấp để giữ những khách hàng có uy tín hoặc sẵn sàng đầu tư vào những loại chứng khoán với lợi nhuận không đáng bao nhiêu để
giải quyết hết ER. Ngược lại, cũng có những thương vụ cho vay hoặc đầu tư sau khi đã chắc chắn được về tính an toàn, nó có thể đạt được lãi suất rất cao qua thương lượng.
Với lãi suất cố định, ngân hàng quan tâm đến lợi nhuận về mặt ngắn hạn mà bỏ quên khách hàng, quản lý tài sản có kém hiệu quả. Ngược lại, với lãi suất thả nổi, ngân hàng quan tâm đến khách hàng và lợi nhuận trong những mục tiêu dài hạn. Cách làm đơn giản của các NHTG Âu - Mỹ là nó đưa ra những mục tiêu tài sản có cho tương lai rồi vận động vốn cấp và lãi suất theo từng tình huống. Thí dụ như sau khi đặt ra mục tiêu hoàn vốn và lãi sau một năm là 5000 đơn vị tiền tệ. Để có được tài sản có 5000 này vào năm sau, có 2 tình huống:
- Trước năm 1970, các NHTG căn cứ trên lãi suất của tài sản nợ, quyết định lãi suất cho vay tối thiểu. Cuối cùng tìm cách cho vay theo thang lãi suất nói trên để đạt mục tiêu. Giả sử lãi suất của tài sản nợ là 12% năm và NHTG quyết định lãi suất tối thiểu của tài sản có là 14,56% năm, như vậy:
4 , 4364 1456 , 0 1 5000 r 1 P P 2 1 = + = + =
Bảng 7.12: Lãi suất các loại trong hệ thống NHTG nước Pháp 1980 - 1998
Năm Loại LS 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 LS chiết khấu 9.5 17.5 12.75 12.00 11.00 9.25 7.00 7.75 LS trung bình trong các NHTG 12.18 15.28 14.61 12.31 11.66 9.91 7.68 8.14 LS thị trường - Ngắn hạn 13.30 15.40 14.70 12.50 11.90 10.10 7.80 8.20 - Dài hạn 15.00 16.50 15.70 13.60 12.50 10.90 8.60 9.40 Năm Loại LS 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Quý I/1996 LS chiết khấu 7.25 8.75 9.50 8.75 9.25 6.45 5.00 5.00 3.90 LS trung bình trong các NHTG 7.80 9.27 10.20 9.49 10.14 8.30 5.72 6.43 4.29 LS thị trường - Ngắn hạn 7.90 9.30 10.30 9.70 10.40 8.40 5.80 6.75 4.50 - Dài hạn 9.10 8.80 10.00 9.00 8.60 6.90 7.90 7.40 7.50
Nguồn: Banque de France - Bulletin Digest 1980 to April 1996, P12 to 38 and IMF - World Economic Outlook Every May 1980-1995, P.138-141
Ngân hàng phải tìm cách cho vay hoặc đầu tư cho được 4364.4 đơn vị tiền vào ngày hôm nay với lãi suất cho vay hoặc đầu tư phải đạt là 14,58% cho mọi thương vụ. Điều này quả không dễ làm. Và nếu nó tồn tiền vào cuối một số kỳ nào đó, do vào những ngày đó, những người đi vay chỉ có thể chấp nhận vay ở mức lãi 10% chẳng hạn, thì sự lãng phí vốn sẽ làm cho nó khó mà đạt được mục tiêu. Không nói chúng ta cũng hiểu răng sự lãng phí thực ra còn lớn hơn bởi vì cũng có những ngày có nhiều người rất cần vốn và thậm chí họ sẵn sàng trả lãi suất cho ngân hàng hơn mức 14.56%. Nhưng cơ chế lãi suất cố định chỉ cần 14,56% và do vậy ngân hàng mất những lợi nhuận mà lẽ ra nó có thể có thêm. Các nhà đầu tư được những cơ hội tuyệt vời.
- Sau năm 1970, cách quản lý tài sản có và lãi suất của NHTG là theo phương thức như biểu đồ 7.4. Cũng với mục tiêu đạt tài sản có là 5000 vào năm sau, cho rằng cũng với lãi suất 14,56% năm, nó có cơ chế hoạt động thoáng hơn nhiều. Trong 5 thương vụ mà nó đầu tư hoặc cho vay, có những thương vụ vẫn đảm bảo an toàn nhưng có lợi nhuận cao như kinh doanh xuất nhập khẩu, bất động sản..., ngân hàng có thể tính lãi 25%. Nhưng có những loại đầu tư khác, khi cần phải thực hiện để giữ khách hàng hoặc để giải quyết cho hết ER vào cuối kỳ tránh lãng phí, nó vẫn cho vay ở lãi suất dưới 14,56% như 10% hoặc 5% chẳng hạn. Bằng cách cân đối lượng vốn xuất ra cho từng trường hợp lãi suất, ngân hàng vẫn đảm bảo được tài sản có 5000 vào năm sau với mức lãi suất đã định. Biểu đồ 7.5 còn cho thấy với các thương vụ C, D, E, lãi suất cho vay thấp, nó có thể đầu tư nhiều hơn. Với các thương vụ A, B lãi suất cao, nó đầu tư ít vốn hơn để đề phòng rủi ro. Sự bù qua bù lại giữa các loại tài sản có là chiến lược chủ chốt để đạt mục tiêu mong muốn của ngân hàng.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước hiện nay vẫn áp dụng theo cả 2 cách quản lý cùng một lúc. Với những loại tài sản có nhất định, các NHTG hai nước nói trên cố định lãi suất nhằm 2 mục đích: (1) Với lãi suất cố định thấp, nó kích thích vay mượn, phục vụ cho các mục tiêu đầu tư định hướng mà chúng ta sẽ có dịp trở lại ở phần 5. (2) Với lãi suất cố định cao, nó thu hút tiết kiệm và huy động các nguồn tài chính dư thừa trong nền kinh tế, đảm bảo lợi nhuận, tăng cường ý thức hiệu quả vốn vay cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, hạn chế tiêu dùng. Tuy vậy, ở phần lớn các trường hợp, NHTG hai nước nói trên vẫn áp dụng chế độ lãi suất thả nổi là chính. Vì không thể chối cãi rằng lãi suất thả nổi phát triển năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý tài sản có của ngân hàng lên rất nhiều.
Biểu đồ 7.4: Quản lý lãi suất linh động và các tình huống đầu tư
Bên cạnh phương thức để đi đến quyết định về quản lý lãi suất, các nhân tố khác của tài sản có và nền kinh tế ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng không ít đến phạm trù này.
7.4.l.2.3. Các nhân tốảnh hưởng đến việc quản lý lãi suất
Các nhân tố sau đây cũng là những nhân tố chỉ ra sự khác nhau giữa các loại tài sản có của NHTG, về một số phương diện nào đó, lãi suất bị chi phối bởi loại hình tài sản có mà ngân hàng đã đầu tư.
a) Thời gian đáo hạn
Tất cả các loại tài sản có và nợ khác nhau về thời gian đáo hạn (Term of Maturity). Đây là độ dài về giờ, ngày, tháng, năm của khoản nợ từ ngày nhận cho đến khi nó được trả lại. Có những loại tài sản có thời gian dáo hạn tính bằng giờ như RPS hay FF, IBFF. Có những
loại tài sản khác có thời gian đáo hạn dài hơn vài ngày đến hàng tháng như chứng khoán, ký thác không kỳ hạn, ký thác có kỳ hạn và tiết kiệm. Và cũng có những loại tài sản có (hay nợ) có thời gian đáo hạn từ l năm đến 30, 40 năm như REL hay ML mà chúng ta đã nghiên cứu. Chính từ sự khác nhau về thời gian của khoản vay (hoặc cho vay), lãi suất cho mỗi loại cũng khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân cho sự phân biệt về lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn. Thông thường:
- Lãi suất ngắn hạn (Short - term Interest Rate) chỉ ra loại lãi suất trên khoản nợ (hoặc có) rất ngắn từ 1 đêm đến 15 ngày là tối da. Ở một vài nước, các khoản cho vay hoặc vay từ dưới 1 tháng đến vài giờ gọi là vay hoặc cho vay ngắn hạn và lãi suất áp dụng cho nó là lãi suất ngắn hạn.
Dòng 3 của bảng 7.12 cho thấy lãi suất ngắn hạn trong thị trường tài chính - tiền tệ nước Pháp từ năm 1980 đến quý 1 năm 1996 dao động trong khoảng 15,40 đến 4,50% một năm. Lãi suất ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất dài hạn vì điều đơn giản là những khoản đầu tư ngắn như thế thường có lợi tức không ổn định. Hơn nữa, chính lợi tức không ổn định của nó là nguyên nhân làm cho loại lãi suất này biến động khá thường xuyên và dữ dội. Nhiều khi trong một ngày - ở các nước phát triển - nó có thể lên xuống hai ba mức do ảnh hưởng của lợi tức chứng khoán. Điều này sẽ được tiếp tục phân tích ở phần sau.
- Lãi suất dài hạn: Ngược lại với lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn (Long - term Interest Rate) chỉ ra tỷ lệ lãi của khoản đầu tư từ 1 tháng trở lên đến hàng năm hoặc hàng chục năm. Vì tính lâu dài của nó, các khoản đầu tư này thường được sử dụng cho các khu vực sản xuất, kinh doanh cơ bản, bền chắc, với lợi tức ít thay đổi. Do lợi tức của đầu tư ổn định, lãi suất của các loại tài sản này cũng cao hơn các loại tài sản khác.
Dòng 4 của bảng 7.12 là lãi suất dài hạn của Pháp 1980-1996. Đỉnh cao nhất của lãi suất dài hạn là 16,50% vào năm 1981 và thấp nhất là 6,90% vào năm 1993. Nó dao động không dữ dội bằng lãi suất ngắn hạn.
Bảng 7.13 dưới đây tiếp tục cho thấy về tình hình lãi suất dài hạn và ngắn hạn bình quân ở một số nước công nghiệp từ năm 1982 đến năm 1994. Chú ý rằng, đỉnh cao nhất và thấp nhất của lãi suất dài hạn không cách nhau quá 2 lần. Trong khi khoảng cách ấy ở lãi suất ngắn hạn là từ hơn 3 lần trở lên.
Bảng 7.13: Lãi suất ở một số nước công nghiệp 1982 - 1994 (% năm) Năm Quốc gia 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1) LS ngắn hạn Hoa Kỳ 12.4 9.1 10.4 8.0 6.5 6.9 7.7 9.1 8.2 5.8 3.7 3.2 4.8 Nhật Bản 7.1 6.7 6.4 6.6 5.0 4.1 4.4 5.3 7.6 7.2 4.3 2.8 2.2 CHLB Đức 14.7 12.6 11.9 10.1 7.7 8.2 7.9 9.3 10.3 9.7 10.4 8.4 5.6 Pháp 8.9 5.8 6.0 5.4 4.6 4.0 4.3 7.1 8.4 9.2 9.5 7.2 5.0 2) LS dài hạn Hoa Kỳ 13.0 11.1 12.5 10.6 7.7 8.4 8.8 8.5 8.6 7.9 7.0 5.9 7.2 Nhật Bản 8.3 7.8 7.3 6.5 5.3 5.0 4.8 5.1 7.0 6.3 5.1 4.0 4.6 CHLB Đức 15.7 13.6 12.5 10.9 8.6 9.4 9.1 8.8 10.0 9.00 8.6 6.9 7.9 Pháp 9.0 8.1 8.0 7.0 6.1 6.2 6.5 7.0 8.7 8.5 7.9 6.5 7.1
Nguồn: IMF - World Economic Outlook 1990 to 1994, P.138-141
Trước khi đề cập đến phần tiếp theo, chúng ta cần thiết phải nhắc lại một số khái niệm cũ để việc hiểu về lãi suất được dễ dàng. Ở đây lãi suất có lãi suất tiền gửi (đứng về phía ngân hàng trả cho người gửi) và lãi suất cho vay (lãi suất mà ngân hàng thu từ các khoán vốn nó cho sản xuất kinh doanh vay).
Cách gọi tên "lãi suất tiền gửi" hay "lãi suất cho vay" thực chất chỉ có ý nghĩa rất hẹp. Nó không phản ánh hết tình hình lãi suất. Bởi vì nếu gọi lãi suất mà các ngân hàng trả cho người gửi là "lãi suất tiền gửi", thì những khoản lãi suất mà nó phải trả cho các loại tài sản nợ khác như trái phiếu, RPs, vay dự trữ, vay của NHTW, vay của công ty mẹ... mà chúng ta đã từng nghiên cứu ở phân đoạn 7.2 chương 7 này sẽ được gọi tên riêng là gì?
Bên cạnh đó, nếu gọi lãi suất mà các ngân hàng thu được từ việc cho sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác vay vốn là "lãi suất tiền vay”, thế thì lãi suát nó thu được từ các loại tài sản có khác như chứng khoán, RPs, bất động sản... không phải ở dưới hình thức cho vay - sẽ gọi tên bằng gì?
Cho nên từ thập niên 60, với sự bành trướng ngày càng đa dạng của các loại tài sản khác nhau trên thi trường tiền tệ tài chính, giới ngân hàng bắt đầu quy ước chỉ gọi tên lãi suất