Vấn đề tối đa hóa lợi nhuận

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 7 ppt (Trang 48 - 50)

Để thâm nhập vào chủ đề này, chúng ta mượn lại bảng cân đối số 7 về ngân hàng A của phân đoạn 7.1 của chương 7 này.

Có Ngân hàng A Nợ Tiền mặt 55 triệu Vốn cổ phần 200 triệu Ký gửi tại NHTW 140 triệu Tiền gửi của B+C 25 triệu Cho công ty A vay 30 triệu

Nếu gọi :

Pr (profit) là lợi nhuận ròng của ngân hàng π là tỷ lệ lạm phát

L: tổng giá trị vốn đã đầu tư và cho vay (dự trữ tiền mặt được xem là khoản đầu tư có lãi suất bằng 0)

rL: lãi suất của vốn đầu tư và cho vay

D: tổng giá trị tài sản nợ (hay tiền huy động được) rD: lãi suất phải trả cho tài sản nợ nói trên

Fc : chi phí về quản trị - giao dịch - điều hành và các tốn kém khác… Lúc đó Pr được tính đơn giản như sau:

Pr = (L x rL) - (D x rD) - (L x rL x π) - Fc (7.30) Cho rằng Fc bao gồm cả sự mất giá của tài sản vì lạm phát, lúc đó công thức được viết gọn lại thành:

Pr = L x rL - D x rD - Fc (7.31)

Giả định rằng ngân hàng A thấy dự trữ của nó tại NHTW vẫn còn thừa nhiều, nó quyết định cho vay thêm 70 triệu VND nữa, cho công ty X bằng cách xuất tiền mặt, bảng cân đối vẫn được đọc thành:

Có 9 Nợ Tiền mặt 55 triệu Vốn cổ phần 200 triệu Ký gửi tại NHTW 140 triệu Tiền gửi của B+C 25 triệu Cho A vay 30 triệu

Cho X vay 70 triệu

∑ tài sản có 225 triệu ∑ tài sản nợ 225 triệu

Nếu nó không xuất tiền mặt và cấp cho công ty X một cuốn sổ Séc. Trong đó, công ty X được quyền viết Séc để chi tiêu đến hết số tiên vay theo hợp đồng là 70 triệu. Bảng cân đối sẽ thành

Có 10 Nợ Tiền mặt 55 triệu Vốn cổ phần 200 triệu Ký gửi tại NHTW 140 triệu Tiền gửi của B+C 25 triệu Cho A vay 30 triệu Quyền viết Séc của X 70 triệu (hay tài khoản Séc)

Cho X vay 70 triệu

∑ tài sản có 295 triệu ∑ tài sản nợ 295 triệu

Xem như X đã vay xong nhưng còn ký gửi lại tại NHTG cho những chi tiêu sắp đến. Giả sử 2 khoản cho vay của ngân hàng (tổng vay là 100 triệu VND) có lãi suất là 12% một năm. Chưa nói đến các khoản phải trả là D.rD Và Fc ở trên, hoàn toàn không có gì chắc là ngân hàng A sẽ thu được tiền lãi đúng bằng 12% của 100 triệu đầu tư. Điều thường xảy ra là có nhiều thân chủ vay tiền của ngân hàng để làm ãn, nhưng vận xui của họ đến, họ bị phá sản và không trả nổi nợ. Ngân hàng A có thể bị mất từ 0% đến 100% vốn trong những trường hợp như vậy.

Chúng ta giá thiết tiếp rằng 100 triệu mà ngân hàng cho vay ở trên không phải là vào 2 đối tượng mà là cho 10 đối tượng, mỗi đối tượng vay 10 triệu. Trong số đối tượng vay này, có 2 đối tượng bị phá sản. Trong một trường hợp, ngân hàng thu lại được 100% vốn (là 10 triệu) nhưng hoàn toàn không có được đồng lãi nào. Trường hợp còn lại, ngân hàng sau khi bán được ít tài sản thế chấp của đơn vị phá sản, chỉ thu lại được 50% vốn hay 5 triệu đồng. Ngân hàng đã thiệt mất:

Trường hợp 1:

Trường hợp 2:

(10.000.000 x 50%) + (10.000.000 x 0,12) = 6.200.000VND - Tổng cộng hai trường hợp, ngân hàng A đã mất trắng:

(6.200.000 + 1.200.000) = 7.400.000VND - Lợi tức thu được từ những trường hợp còn lại:

80.000.000 x 0,12 = 9.600.000VND

- Lợi tức danh nghĩa (sau 1 năm cho vay) cả 10 trường hợp là: 9.600.000 - 7.400.000 = 2.200.000VND

Lợi tức danh nghĩa còn lại là: % 2 , 2 % 100 000 . 000 . 100 000 . 200 . 2 × = một năm

Ở các nước đã phát triển, tình hình không đến nỗi tồi tệ như thế. Luật phá sản với các Công ty bảo hiểm tín dụng của nhà nước lẫn tư nhân sẽ phải có trách nhiệm thanh toán nợ cho trường hợp 2 (chỉ thanh toán nợ chứ không thanh toán lãi). Như vậy. ngân hàng A không bị thiệt vốn mà chỉ mất lãi trong 2 thương vụ đầu tư trên. Số mất của nó là:

20.000.000 × 0,12 = 2.400.000VND

Như vậy, lợi tức danh nghĩa và lãi suất thu được là:

9.600.000 - 2.400.000 = 7.200.000VND hay = 7.2% một năm

Vấn đề quan trọng là những rủi ro như thế sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Khi đem trừ đi tiếp tục cho những chi phí của tài sản nợ và FC, thậm chí lợi nhuận ròng của ngân hàng có thể âm hoặc chỉ còn rất ít. Nhưng làm sao hạn chế được những thiệt hại này. Ngay ở các nước phát triển, những rủi ro trên cũng không lường hết được. NHTG chỉ an tâm được mỗi một điều là vốn không mất vì có bảo hiểm. Nhưng lãi suất mất là điều cầm chắc cho những trường hợp kinh doanh bị phá sản như vậy. Do đó, để hạn chế rủi ro và tăng thêm lợi nhuận ròng, ngân hàng đã từng áp dụng các cách sau:

* Tăng lãi suất cho vay hoặc lãi suất đầu tư:

Biện pháp này không có tính hiệu quả về mặt dài hạn. Bởi vì các thân chủ đi vay sẽ nhanh chóng thấy rằng có những ngân hàng sẵn sàng cho vay với lãi suất nhẹ hơn. Quá trình cạnh tranh đầu tư giữa các ngân hàng làm cho khó có ngân hàng nào thành công bằng cách nâng lãi suất cho vay một cách đơn phương.

* Tìm cách giảm lãi suất trả cho tài sản nợ:

Tài sản nợ, ngoại trừ vốn cổ phần (Equity) mà chúng ta sẽ bàn sau, hình thành nên những khoản chi phí lớn và khá cố định. Chi phi này, chi phí COL (Cost of Liabilities), bao gồm lãi suất phải trả cho tiền ký gửi của nhân dân và các khoản vay khác của ngân hàng. Việc tìm cách giảm lãi suất sẽ có thể đưa đến chuyện khách hàng sẽ từ bỏ ngân hàng. Trong khi có quá nhiều ngân hàng khác không giảm lãi suất tài sản nợ, một vài ngân hàng muốn tăng lợi nhuận bằng cách này là khó đạt hiệu quả.

Do sự hạn chế về tác dụng của các biện pháp trên, từ nhiều thập niên trước, các NHTG đã chuyển việc thực hiện tối đa hóa lợi nhuận sang hướng khác. Các cách sau đây tiếp tục được thực hiện:

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 7 ppt (Trang 48 - 50)