Không phải lãi suất thu được từ cho vay hoặc đầu tư vào chứng khoán chỉ ra hiệu quả khai thác tài sản có của ngân hàng, mà chính tỷ lệ % thu nhập có được trên tổng tài sản có (Assets) mới phản ảnh chi tiết nói trên. Bởi vì tài sản có bao gồm nhiều hạng mục khác mà hai hạng mục kể trên chỉ là những thành phần. Thu nhập của một ngân hàng bên tài sản có của nó thường được gọi tên bằng chỉ số ROA (Return on Asset):
ROA = 100% A
R
× (7.32)
Vớí:
R: lợi nhuận ròng của tài sản có. A: giá trị của tải sản có
ROA là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng Vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tư.
Tất cả các loại tài sản có chúng ta đã biết như: Chứng khoán, cho vay, chuyển nhượng dự trữ... đều sinh ra lãi mỗi ngày, ngoại trừ 2 loại tài sản là dự trữ tiền mặt và tài sản cố định.
Vì dự trữ tiền mặt và tài sản cố định (văn phòng, xe cộ, nhà cửa…) không sinh ra lãi, nó trở thành gánh nặng cho các loại tài sản khác. Cho nên để tăng ROA các ngân hàng phải tìm cách giảm A hoặc gia tăng R hay cả hai. Để tăng R người ta tìm cách tăng các cấu phần của nó, đó là:
- Lãi thu được từ đầu tư chứng khoán. - Lãi thu được từ cho vay.
- Lãi thu được từ chuyển nhượng dự trữ. …
Mua chứng khoán giá thấp để đầu tư hoặc bán lại khi giá nó lên cao như một hình thức kinh doanh và môi giới là biện pháp của các ngân hàng Âu Mỹ để tăng lợi nhuận thu được từ chứng khoán. Để tăng lãi thu được từ cho vay (trong khi không thể tăng lãi suất vì những nguyên nhân đã phân tích vừa rồi), ngân hàng cố gắng tăng lượng cho vay bằng cách giảm dự trữ, loại tài sản không sinh lãi, và để gia tăng được lợi nhuận từ chuyển nhượng dự trử, các ngân hàng đã từng khóa sổ sớm vào buổi chiều và đăng ký trước để cung cấp dự trữ nhằm tuyệt đối không lưu lại tiền mặt thừa vào cuối kỳ.
Cách phổ biến nhất và hiệu quả nhất vẫn là giảm dự trữ. Bảng cân đối dưới đây cho thấy rằng, ngân hàng càng giảm dự trữ, nó càng cho vay được nhiều hơn. Tháng 2 năm 1996, một thống kê chớp nhoáng ở Hoa Kỳ vào một ngày bất ngờ đã cho thấy có 55% các NHTM đưa dự trữ xuống chỉ còn 0,3% tổng tài sản có, 25% có dự trữ 1% và 20% còn lại có dự trữ từ 1 đến 1,5%. Trong toàn bộ hệ thống, 72% các NHTG là cho vay dưới mức dự trữ pháp định từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, 72% này vẫn có những nguồn huy động phòng hờ của họ khi NHTW yêu cầu.
Có Nợ Dự trữ RR Tiền gửi D
Cho vay L Vốn cổ phần E
Điều đó cho thấy việc giảm dự trữ (RR: Required Reserves) để tăng L là điều xảy ra với giới NHTG khắp nơi. Dĩ nhiên, các ngân hàng không thể giảm dự trữ đến bằng không hoặc dưới không. Cho nên, bên cạnh đó, nó tìm cách hạn chế rủi ro và thất thoát từ cho vay. Lựa chọn đối tượng cho vay và theo dõi việc sử dụng vốn cùng quá trình hoạt động của các thân chủ là điều thường làm. Với những đối tượng mới và nhắm không đủ độ an toàn, NHTG bao giờ cũng đòi hỏi thế chấp hoặc ký quỹ tài sản có thanh khoản cao.
Ở các nước đang phát triển, ngoài việc giảm dự trữ để tăng cho vay, các NHTG gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hạn chế rủi ro, bởi vì Luật phá sản và chế độ bảo hiểm tín dụng chưa có hoặc chưa được hoàn chỉnh. Do vậy, chỉ có cách thế chấp tài sản thanh khoản là hoạt động quản lý chắc chắn nhất. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái, là nó hạn chế khả năng mở rộng khách hàng của ngân hàng vì không phải ai cũng có sẵn tài sản thế chấp cho nhu cầu vay nhất là với những khoản vay lớn cho kinh doanh. Kết quả là nó đẩy ngân hàng tới chỗ nâng lãi suất cho vay với một số đối tượng, và mở rộng cho vay vào khu vực nhà nước hơn là các doanh nghiệp tư nhân.
Điều thường thấy là các ngân hàng nhỏ, dủ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cũng hay thừa vốn và thiếu những cơ hội đầu tư tốt, an toàn. Cách giải quyết dự trữ thừa và gia tăng đầu tư chủ yếu của họ (ở các nước phát triển) là cho vay dự trữ liên ngân hàng và đầu tư vào chứng khoán của chính phủ. Khi kẹt tiền mặt, họ nhanh chóng bán chứng khoán ra rồi mua lại nó theo dạng RPs chứ không bán hẳn. Bằng cách ấy, các ngân hàng nhỏ đã hiệu quả hóa được tài sản có và không tồn tiền mặt thừa vào cuối kỳ. Đây là điều cực kỳ thiệt thòi cho giới ngân hàng ở các nước chưa có thị trường tài chính khi so sánh với trường hợp trên.
Bên cạnh việc tìm cách tăng R, các NHTG cũng phải tìm cách hạn chế các loại tài sản có không sinh lãi tiền mặt, như tài sản cố định, tỷ lệ % của FA/A bao giờ cũng được cố gắng giữ ở mức dưới 1% và càng thấp hơn, càng tốt. Ở đây việc giảm các loại tài sản có không sinh lãi như tiền mặt và tài sản cố định (Fixed Assets) là biện pháp thường thấy để giảm A và tăng R.