Đầu tư vào chứng khoán là một loại hình phổ biến nhất trong tài sản có của các NHTG tại các nước kinh tế hỗn hợp đã phát triển. Bảng 7.1 cho thấy đầu tư vào chứng khoán các loại chiếm 27,14% tổng tài sản có của một NHTG vào năm 1981. Mười một năm sau, năm 1992, bảng 5.11 vẫn thể hiện rằng loại tài sản này tiếp tục chiếm hơn 22% tổng tài sản có.
Bản thân chứng khoán rất đa dạng về thể loại. Ở nhiều nước, chỉ riêng chứng khoán của Kho bạc đã có đến 10, 12 loại. Tất cả chứng khoán đều là hàng hóa của thị trường tài chính - tiền tệ và nó là chủ đề của chương 8 kế tiếp. Phần này chúng ta chỉ phân tích khái lược về chứng khoán dưới góc độ là một loại đầu tư của các NHTG.
Chứng khoán (Securities) là một loại phiếu nợ được in trên giấy dưới hình thức của một chứng từ. Dẫn nhập một cách đơn giản nhất, chứng khoán có 2 loại:
- Phiếu nợ hay trái phiếu: là một giấy vay tiền, trả lãi suất cố định do Kho bạc, các đơn vị nhà nước, các công ty kinh doanh hay ngân hàng (như chúng ta đã nghiên cứu ở phần tài sản nợ) phát ra. Tất cả các loại như Trái phiếu kho bạc, Hối Phiếu, Trái phiếu tiết kiệm, Trái phiếu công ty, Trái phiếu đô thị, Tín phiếu và tất cả các loại chứng thư tiền gửi thuộc tài sản nợ của NHTG: CDs, RPs, Eurodollars… đều thuộc nhóm này.
- Cổ phiếu: là một giấy xác nhận việc góp tiền dưới dạng vốn cổ phần để kinh doanh. Cổ phiếu không có lãi suất cố định (Fixed Interstate) mà lợi nhuận của nó tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị hay thương vụ được hình thành từ việc góp vốn nói trên.
Cả hai loại này đều là những hình thức đầu tư mà chương 8 chúng ta sẽ phân tích chi tiết. Trên thị trường tài chính - tiền tệ, tất cả các loại chứng khoán này đều có thể được mua đi bán lại rất nhiều lần. Giá trị mua bán của nó, như chúng ta đã từng phân tích, phụ thuộc vào giá trị bề mặt, tiền lãi nó có được kể từ ngày phát hành, áp lực của cung cầu và tình hình lãi suất của các loại tài sản so sánh khác. Ngân hàng thường đầu tư vào các loại chứng khoán chủ yếu sau: