BÁO CÁO HÀNG NĂM

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 7 ppt (Trang 62 - 64)

Vì là một công ty cổ phần, các NHTG thường tiến hành đại hội cổ đông để thông báo kết quả tổng hợp tình hình hoạt động trong năm, lợi nhuận, chi phí, phương hướng sử dụng lợi nhuận và kế hoạch hoạt động của năm sau cho Hội đồng cổ đông ra nghị quyết phê chuẩn. Để chuẩn bị cho việc này, các nhà quản trị ngân hàng phải bắt đầu thống kê từ giữa tháng 12 mỗi năm và tổng kết tình hình lợi tức, chi phí cả năm trong một bảng tóm tắt được gọi là Diễn giải lợi nhuận và chi phí bên cạnh Balance Sheet. Nếu Balance Sheet cho biết về tình hình tài chính và tóm tắt một cách súc tích về cách thức huy động tài sản nợ và quản lý tài sản có của một ngân hàng, thì bảng diễn giải nói trên cho biết đầy đủ về hiệu quả hoạt động, về Pr, P, ROA, ROE… Sau đây là một Bảng diễn giải lợi nhuận và chi phí làm thí dụ.

Bảng 7.17: Lợi nhuận và chi phí của Siam City Bank, Thái Lan năm 1995 (đvt: USD)

R C

Hạng mục Số lượng Tỷ lệ % Hạng mục Số lượng Tỷ lệ % 1) Lợi nhuận từ cho

vay và ký gửi vốn 797.041.424 86,58 8) Trả lãi tiền gửi 509.925.776 68,43 2) Lợi nhuận từ chứng khoán của chính phủ 24.804.089 2,69 9) Trả lãi các khoản vay ngắn hạn từ thị trường 59.221.354 7,95 3) Lợi nhuận từ các loại chứng khoán khác

15.341.260 1,67 10) Trả lãi các khoản vay dài hạn 16.107.830 2,16 Tổng lợi nhuận từ

tiền lãi 837.186.773 90,94 Tổng chi trả lãi 585.254.960 78,54 4) Lợi nhuận từ các

dịch vụ 34.782.322 3,78 11) Chi phí trả lương cán bộ nhân viên 62.582.416 9,4 5) Lợi nhuận từ tỷ

giá 18.134.705 1,97

12) Chi phí khấu hao

tài sản cố định 10.460.294 1,4 6) Các loại lợi nhuận

khác 30.459.277 3,31

13) Chi phí khấu hao

trang thiết bị 16.837.748 2,26 Tổng lợi nhuận

không phải tiền lãi 83.376.304 9,06 14) Thuế và nghĩa vụ 27.703.992 3,72 15) Chi phí điều

hành và quản lý 4.342.426 0,58 16) Chi phí khác 18.499.652 2,48 Tổng chi phí cố định 140.426.528 18,84 17) Chi phí mất đi vì

những khoản cho vay

không thu hồi được 19.488.158 2,62 7) Tổng lợi nhuận 920.583.077 100,0 18) Tổng chi phí 745.169.646 100,0 19) Lợi nhuận chưa

nộp thuế lợi tức

(=7-18) 175.393.431

20) Thuế lợi tức

(28%) 48.980.106

21) Lợi nhuận ròng (= 19 - 20): 126.413.325USD ROE = 22,2% năm

Nguồn: Siam City Bank Annual Report, 1995, P.40

Ngân hàng trung ương hay các nhà kỹ trị ngân hàng nhìn vào Balance Sheet và bản diễn giải lợi nhuận này là có thể có được bức tranh khá toàn cảnh về tình hình hoạt động mọi mặt của ngân hàng báo cáo trong năm tài chính qua, cũng như phương thức hoạt động, tính cao hay thấp của hiệu quả tài sản có, của thanh khoản, của khả năng chi trả, của tỷ suất lợi nhuận ròng… Trong thời gian đó, độ an toàn và tính lành mạnh của hoạt động cũng được nhìn thấy thông qua hai loại báo cáo này.

TÓM TẮT

1. NHTG là một doanh nghiệp, có đủ các hình thức sở hữu nhà nước, tư nhân, liên doanh, nước ngoài…

2. Doanh nghiệp này thực hiện công việc môi giới tài chính (trung gian) giữa người có nhu cầu vay và những người muốn cho vay trong nền kinh tế.

3. Đầu vào của ngân hàng là các nguồn tiền và vốn huy động khác nhau. Ngân hàng gọi đầu vào này là tài sản nợ. Tài sản nợ phổ biến của nó là các loại sau:

- Các khoản gửi không kỳ hạn của nhân dân. - Các khoản gửi có kỳ hạn và tiết kiệm.

- Những khoản vay ngắn hạn từ thị trường tiền tệ và tài chính. - Các khoản vay của NHTW.

- Vay từ công ty mẹ.

Trong đó, hai loại tài sản đầu chiếm bộ phận lớn nhất, từ 70% trở lên.

4. Đầu ra của ngân hàng là các khoản đầu tư và cho vay của nó. Ngân hàng gọi đầu ra là tài sản có, bao gồm:

- Dự trữ tiền mặt. - Chứng khoán. - Cho vay.

- Các loại tài sản khác.

Cho vay thường chiếm đến 80% hoặc hơn nữa trong tổng đầu ra của ngân hàng.

5. Lãi suất chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào là lợi nhuận của ngân hàng, lợi nhuận này sau khi trừ chi phí cố định và trượt giá sẽ còn lại lợi nhuận ròng Pr trước thuế.

6. So sánh lợi nhuận Pr với tổng tài sản có A, người ta có thuật ngữ ROA phản ánh hiệu quả đầu tư. So sánh giữa lợi nhuận ròng Pr (hay R) với vốn cổ phần E có thuật ngữ ROE, chỉ ra tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn bỏ ra của các cổ đông đứng dưới góc độ ngân hàng là một doanh nghiệp.

7 Để làm tăng Pr, tối đa hóa lợi nhuận, ngân hàng đã và đang cố gắng nhiều cách. Những cách phổ biến là giảm dự trữ để tăng cho vay, lấy vốn ngắn cho vay dài và hạn chế chi phí cố định. Riêng lãi suất thì khó giảm.

8. Nhằm hiệu quả hóa đồng vốn, nó tìm cách tăng ROE. Sau khi đã tìm cách tăng Pr, ngân hàng cũng có thể cố gắng giảm E. Tuy nhiên, vì E liên quan chặt chẽ tới khả năng chi trả và rủi ro phá sản, cho nên, ngân hàng không thể giảm E quá mức cho phép.

9. Lãi suất, tài sản có, nợ, dự trữ và thanh khoản là các phạm trù cơ bản trong hoạt động ngân hàng ■

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 7 ppt (Trang 62 - 64)