Giới thiệu cây thuốc Câu đằng

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam docx (Trang 83 - 88)

Cập nhật ngày 30/6/2009 lúc 9:11:00 AM. Số lượt đọc: 321.

Câu đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu

Thông tin chung

Tên thường gọi: Câu đằng Tên khác: Vuốt lá mỏ Tên tiếng Anh: Cat's claw

Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks. Tên đồng nghĩa: Uncaria rhynchophylla Miq. ex Havil. Thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Cụm hoa đầu của Câu đằng - Uncaria rhynchophylla, ảnh theo flora.huh.harvard.edu Mô tả

Cây nhỡ leo có mấu, dài 6-10m. Lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 x 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc, gân phụ 4-6 cặp, lồi hai mặt; cuống 5-6mm. Hoa tập hợp thành dạng đầu ở ngọn nhánh, to 8-10mm; lá đài 5; cánh hoa 5, màu vàng hay trắng; ống tràng ngắn; nhị 5; bầu 2 ô. Quả nang chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng

Đoạn cành với hai gai móc câu - Ramulus Uncariae cum Uncis; thường gọi là Câu đằng.

Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, ở vùng thượng du Cao Bằng, chưa được trồng.

Thu hái vào tháng 7-9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, Có đốt có 1 móc, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Chặt thành từng doạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy thật khô.

Thường dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì nên để riêng. Sau khi thuốc sắc gần được, mới cho Câu đằng vào và để sôi 1-2 trào là được. Có thể tán bột dùng làm thuốc hoàn tán.

Ảnh dưới đây có kích thước lớn và đã được thu nhỏ vừa màn hình của bạn. Bạn có thể nhấn vào đây để xem hình có kích thước thật

Câu đằng mọc ngoài tự nhiên, ảnh theo rain-tree.com Bào chế và bảo quản

Theo Trung Y: Dùng Câu đằng chỉ dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì phải để riêng, sắc thuốc gần tới mới cho nó vào.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng khô, thái nhỏ nếu có to quá. Không phải tẩm sao. Dùng sắc thì sau khi thuốc gần tới mới cho Câu đằng vào, chỉ để sôi vài dạo là được. Có thể tán bột dùng làm hoàn tán.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng gió. Bào chế rồi đậy kín.

Thành phần hóa học

Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Còn có các chất alcaloid khác như isorhynchophyllin, corynoxein, isocorynoxcin và một ít

corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin và hirsutein.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ em hàn nhiệt kinh giản, người lớn đầu nhức mắt hoa.

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định; nó ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm dãn các mạch máu ngoại vi. Đối với hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng hưng phấn; với liều cao lại làm hô hấp bị tê liệt.

Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên, làm cho huyết áp hạ xuống rõ rệt.

Tiêm rhynchophylin vào tĩnh mạch của thỏ làm cho thỏ thở hổn hển và tê liệt vận động. Nếu dùng liều độc gây chết thì con vật chết do hô hấp bị tê liệt. Nếu tiêm liều độc thấp gây chết (30- 40mg cho 1kg thể trọng) thì chỉ thấy hiện tượng thở hổn hển mà thôi.

Vì cấu tạo hóa học của rhynchophylin gần giống như cấu tạo hóa học của chất yohimbin nên có tác giả (T. Sollmann, 1984) đã cho rằng cơ chế tác dụng của câu đằng là do ức chế sự hưng phấn thần kinh giao cảm.

Các lóng mang móc được dùng làm thuốc ảnh theo dkimages.com

Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra nhân dân nhiều nơi còn dùng cây câu đằng làm nguồn chất chát để ăn trầu.

Quy kinh

Vào hai kinh Can và Tâm bào.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi; làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Ngày dùng 12-15g dạng thuốc sắc.

Chủ trị

Trẻ em nóng rét cảm phong, trị kinh giản, làm cho ban sởi phát ra (thấu phát)

Can phong nội động do nhiệt thịnh biểu hiện sốt cao, co thắt và co giật: Câu đằng + Linh dương giác, Cúc hoa và Thạch cao.

Can thận âm hư và can dương vượng hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ và đau đầu: Câu đằng + Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Thạch quyết minh và Cúc hoa.

Đơn thuốc:

Chữa sốt kinh giật của trẻ em

Câu đằng 10-15g, Kim ngân hoa 9g, Bạc hà 3g, Cúc hoa 6g. Địa long 6g, sắc uống.

Chữa cao huyết áp

Câu đằng 10g, Xuyên khung 5g, Cam thảo 2g, Quế chi 3g, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Trị chứng cao huyết áp

Biểu hiện huyết áp cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, hoặc bị bán thân bất toại, lưỡi đỏ, mạch huyền sác

Dùng phương “Thiên ma câu đằng ẩm” có công năng Bình can, tức phong tư âm thanh nhiệt (phương này có tác dụng thanh nhiệt mạnh, dưỡng huyết, an thần), gồm các vị thiên ma 8 – 12g, câu đằng 12 – 16g, thạch quyết minh 20 – 30g, chi tử 8 – 12g, hoàng cầm 8 – 12g, ngưu tất 8 –

12g, ích mẫu 12 – 16g, tang ký sinh 20 – 30g, dạ đằng giao 12 – 20g, bạch linh 12 – 20g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trị viêm nhiễm sốt cao, chân tay co giật hoặc chứng sản giật

Nhờ công năng của phương là bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh

Dùng phương “Linh giác câu đằng thang”, công năng thiên về chống co giật, hóa đàm thông lạc, gồm các vị linh dương giác (sắc trước) 2g, câu đằng 12g, tang diệp 8 – 12g, xuyên bối mẫu 8 – 16g, trúc nhự 12 – 20g, sinh địa 12 – 20g, cúc hoa 8 – 12g, bạch thược 8 – 12g, phục thần 8 – 12g, cam thảo 3 – 4g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Trị can phong nội đồng do nhiệt thịnh

Sốt cao, co thắt, co giật

Dùng câu đằng với linh dương giác, cúc hoa, thạch cao.

Trị can thận âm hư, can dương vượng, hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can

Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ, đau đầu)

Dùng câu đằng với hạ khô thảo, hoàng cầm, thạch quyết minh và vị cúc hoa.

Trị trẻ em khóc đêm

Câu đằng, thuyền thoái đều 3g, bạc hà 1g sắc uống, ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày.

ghi chú:

Ở Việt Nam còn khai thác với tên câu đằng một số loài câu đằng khác, trong đó có loài Uncaria tonkinensis Havil.

Nguồn tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam docx (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w