Thuận. Các loài này đều phân bố vùng đất chua, đất phèn hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh năm.
Mô tả
Cây thảo bắt côn trùng, mọc thẳng, cao 1-3m, thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già, lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5-6mm (loại thấp), 10-20mm (loại cao). Lá có cuống nửa ôm thân và có cánh, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song, 5-7 đôi, cuống hình dải. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm, Bình gần bằng trục, hơi phẳng ở gốc, nắp tròn, có nhiều tuyến phân phối đều ở mặt trong. Cụm hoa chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái, xim 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài.
Ra hoa từ tháng 5-12, quả tháng 12.
Bình nước ảnh theo wikipedia.org
Cụm hoa Nắp ấm, ảnh theo botany.hawaii.edu Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Nepenthis Mirabilis, thường có tên là Trư lung thảo.
Nơi sống và thu hái
Loài của nhiệt đới, có phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp trên đất lầy, nhiều mùn và lùm bụi một số nơi ở miền Trung nước ta, từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Minh Hải. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Công dụng
Dân gian dùng thân dây sắc uống làm thuốc trị ỉa chảy và hoa sắc nước uống thơm.
Ở Trung Quốc, dùng trị: 1. Viêm gan hoàng đản; 2. Đau loét dạ dày, hành tá tràng; 3. Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; 4. Cao huyết áp, đái đường; 5. Cảm mạo, ho, ho gà, khái huyết. Liều dùng 15-30 (20-40)g khô hoặc 30-60 (40-80)g tươi, sắc uống.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Các bài thuốc sử dụng Nắp ấm
Viêm gan hoàng đản, bệnh đường tiết niệu, sỏi: Nắp ấm, Mã đề, Kim tiền thảo, đều 30g, sắc
uống.
Sỏi thận, sỏi đường niệu: nắp ấm 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g,
mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ: nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g.
Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Huyết áp cao: Nắp ấm 30-50g, nấu xông. Có thể phối hợp với Câu đằng 9g và Hy thiêm 15g.
Nắp ấm trị gan nhiễm mỡ
Dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu
Sử dụng toàn cây, phơi khô, liều dùng 30-50g/ngày.
Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm: - Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.
Ghi chú: Loài Nắp ấm trung bộ - Nepenthes annamensis cũng được dân gian sử dụng làm thuốc
lợi tiểu, trị phù thũng, mụn nhọt.
Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Báo Sức khỏe & Đời sống