Rau má mọc hoang khắp nơi và được trồng làm rau ăn. Đây là loại rau thông dụng nhân dân ta thường dùng chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Thông tin chung
Tên thường gọi: Rau má Tên khác: Tích huyết thảo
Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Asiatic Pennywort, Indian Pennywort Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb
Tên đồng nghĩa: Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour. Thuộc họ Hoa tán - Apiaceae
Rau má - Centella asiatica, ảnh theo wikipedia.org Mô tả
Cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Centellae Asiaticae, thường có tên là Tích tuyết thảo.
Nơi sống và thu hái
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.
Tính vị, tác dụng
Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu.
Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến...
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.
Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.
Cách dùng
Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30- 40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt.
Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.
Người ta đã chế Rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.
Nước giải khát trong mùa hè
- Nước ép rau má: Lá rau má mua về ngâm rửa thật sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi.
- Trà giải nhiệt: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Cách dùng: các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.
Ðơn thuốc:
Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu
Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
Khí hư bạch đới
Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
Thống kinh, đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải
Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Viêm hạnh nhân
Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ. 5. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.
Viêm tấy, mẩn ngứa
Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
Thuốc lợi sữa
Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày.
Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa
Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.
Đái rắt, đái buốt
Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.
Hạ sốt
Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hoà 10g bột sắn dây, thêm đường uống.
Chữa ho, viêm họng
Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hoà thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.
Chữa mụn nhọt
Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.
TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC Dùng hai loài cỏ sữa chữa bệnh lỵ
Cập nhật ngày 4/7/2009 lúc 12:29:00 AM. Số lượt đọc: 317.
Cỏ sữa có 2 loại, lá nhỏ và lá to. Cả hai đều được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ. Ngoài ra, cỏ sữa còn giúp chữa nhiều bệnh khác như trĩ, viêm loét mụn nhọt, mẩn ngứa, ho hen...
Thông tin chung
Tên thường gọi: Cỏ sữ lá lớn Tên khác: Cỏ sữa lá to Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Euphorbia hirta L.
Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae
Tên thường gọi: Cỏ sữ lá nhỏ Tên khác: Cỏ vú sữa đất, Cỏ sữa Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burm. Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm hay nhiều năm, có thân mảnh cao 15-40cm, toàn cây có lông ráp và có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài 4-5cm, rộng 7- 15mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có 2 lá kèm nhỏ hình lông cứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi chén mang các hoa đơn tính. Quả rất nhỏ, đường kính khoảng 1,5mm, khi già nứt thành 3 mảnh vỏ mang 3 hạt rất nhỏ.
Ra hoa quanh năm
Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm.
Cỏ sữa lá to - Euphorbia hirta
, ảnh theo koodal.com
Cỏ sữa lá nhỏ - Euphorbia thymifolia ảnh theo kinmatsu.idv.tw
Nơi sống và thu hái
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở những chỗ đất có sỏi đá, bãi cỏ, đường đi. Thu
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Thu hái cây quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi
hái cây vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần
hay phơi khô
Thành phần hoá học
Trong cây có quercetin, triacontan, jambulol, một chất phenolic, enphosterol, một phytosterol và phytosterolin, các acid hữu cơ (gallic, melissic, palmitic, oleic và linoleic), l-inositol và một alcaloid xanthorhamnin
Trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4- trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol
Tính vị, tác dụng
Cây có vị hơi đắng và chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa; cây còn có tính làm dịu, chống co thắt và làm dễ thở
Cỏ sữa lá nhỏ có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh; có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Dùng dung dịch cỏ sửa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta dùng Cỏ sữa để chữa: 1. Lỵ trực khuẩn, lỵ amíp; 2. Viêm ruột cấp, khó tiêu, viêm
Thường dùng trị: 1. Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy; 2. Trị xuất huyết; 3. Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa. Ngày dùng 40-100g dạng thuốc
ruột non do Trichomonas; 3. Viêm khí quản mạn tính; 4. Viêm thận, viêm bể thận. Dùng ngoài trị eczema, viêm da, hắc lào, zona, apxe vú, viêm mủ da. Còn dùng cho phụ nữ đẻ ít sữa hoặc tắc tia sữa.
Ở Ấn Ðộ, Cỏ sữa lá lớn được dùng trị bệnh giun ở trẻ em, bệnh đường ruột và ho; dịch lá dùng trị lỵ và cơn đau bụng, nước sắc cây dùng trị bệnh về phế quản và hen; nhựa cây đắp trị hột cơm, mụn cóc. Ở
phương Tây, Cỏ sữa được dùng trị bệnh đường hô hấp (hen, sổ mũi, khí thũng, ho mạn tính). Còn dùng chữa bệnh về mắt (viêm kết mạc, loét giác mạc). Nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày nên cần uống thuốc trước các bữa ăn
sắc, trẻ em 10-20g. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị eczema, viêm da dị ứng, ngứa da, viêm vú zona, hắc lào, mụn cóc.
Ở Ấn Ðộ người ta dùng Cỏ sửa cho trẻ em bị bệnh đường ruột: Dịch lá dùng trị nấm tóc, rắn cắn và các bệnh ngoài da. Rễ được sử dụng cho người mất kinh
Ðơn thuốc, cách dùng
Có thể dùng dưới nhiều dạng. Nếu hãm, lấy 1g cho vào trong 1 chén nước sôi, mỗi ngày uống 2 chén. Hoặc dùng cao lỏng 0,50g - 1,50g hàng ngày. Hoặc dùng cao nước rượu 0,05- 0,10g hàng ngày, dạng poxio. Hoặc dùng cồn thuốc 1-3g mỗi ngày. Người ta cũng thường dùng nước nấu cây để chữa bệnh ngoài da hoặc giã đắp ngoài
Ghi chú: Không dùng quá liều vì cây có độc, sẽ gây ỉa chảy và làm tim hoạt động bất thường.
1. Lỵ trực trùng; dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.
3. Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.
Có thể giải độc bằng nước sắc Cam thảo và Kim ngân hoa, mỗi vị 12-16g.
Một số bài thuốc thường dùng trong dân gian
Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100-150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên tổn thương.
Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Sức khỏe & Đời sống