Tác dụng làm thuốc của Thạch hộc

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam docx (Trang 49 - 52)

Cập nhật ngày 26/8/2009 lúc 11:04:00 AM. Số lượt đọc: 251.

Thạch hộc có vị ngọt nhạt, hơi mặn, không độc, tính lạnh, có tác dụng tư âm bổ thận, trừ phiền chỉ khát, ích vị sinh tân, bổ dưỡng thanh nhiệt, chỉ khát, sinh tân dịch chữa lao lực, gầy yếu, ho, sốt nóng, miệng khô khát, mồ hôi trộm, thiểu năng sinh dục ở nam giới, chân tay và lưng đau nhức, nóng trong, đau dạ dày, viêm ruột

Thông tin chung

Tên thường gọi: Thạch hộc

Tên khác: Kẹp thảo, Hoàng thảo dẹt, Kim thoa hoàng thảo, Hoàng thảo cẳng à, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), Lan phi điệp, Phi điệp kép

Tên tiếng Anh:

Tên khoa học: Dendrobium nobile Lindl. Thuộc họ Lan - Orchidaceae

Mô tả

Cây biểu sinh trên cây gỗ hay vách đá, cao 30-60cm, đường kính 1,3cm, thường mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, khi khô có màu vàng rơm. Lá mọc so le hai bên thân, dài 6- 12cm, rộng 1-3cm, không lông, dễ rụng. Hoa to xếp thành bó 1-4 cái ở sát nách lá, hoa dài 4- 4,5cm, rộng 3-3,5cm, màu nền là hồng tía ở đầu chót của cánh hoa nhưng chuyển sang trắng vào phía trung tâm; ở hông của cánh môi có một chấm to màu hạt dẻ. Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều.

Hoa Thạch hộc - Dendrobium nobile, ảnh theo orchidspecies.com Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Dentrobii Nobilis, thường gọi là Thạch hộc - Kim thoa thạch hộc.

Thân cành, thu hái về, cắt bỏ rễ và lá, rửa sạch, ngâm nước ủ cho mềm, bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài rồi phơi và sấy khô. Khi dùng, đồ chín, tẩm rượu thái nhỏ.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Nêpan, Bhutan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào. Cây mọc hoang bám trên thân cây gỗ trong các rừng ẩm và cũng được trồng tương đối phổ biến, chủ yếu làm cây cảnh. Thu hái toàn cây vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu đồ chín, thái nhỏ.

Thành phần hóa học

Cây chứa chất nhầy, alcaloid dendrobin, nobilonin và G-hydroxydendrobin.

Thạch hộc có vị ngọt nhạt, hơi mặn, không độc, tính lạnh, có tác dụng tư âm bổ thận, trừ phiền chỉ khát, ích vị sinh tân, bổ dưỡng thanh nhiệt, chỉ khát, sinh tân dịch chữa lao lực, gầy yếu, ho, sốt nóng, miệng khô khát, mồ hôi trộm, thiểu năng sinh dục ở nam giới, chân tay và lưng đau nhức, nóng trong, đau dạ dày, viêm ruột.

Cũng có sách ghi là Thạch hộc trừ hư nhiệt, bổ khí, ích tinh, cường âm, tráng dương, mạnh dạ dày, bổ hư hao, cứng gân cốt.

Người ta cũng biết được là dendrobin có tác dụng gây mê và giảm sốt, có tác dụng tăng lượng glucose trong máu, với liều cao làm yếu hoạt động của tim, làm giảm huyết áp, gây khó thở.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa miệng khô táo khát, phổi kết hạch, đau dạ dày ợ chua, không muốn ăn, di tinh, sau khi khỏi bệnh bị hư nhược, đổ mồ hôi trộm, lưng gối đau mỏi, nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch. Liều dùng 8-10g, dạng thuốc sắc.

Thạch hộc thường dùng trong các bệnh như ho khan, khô cổ, háo người, dùng cho các bệnh nhân nam giới sinh hoạt không điều độ bị đau lưng mỏi gối, bệnh nhân bị thiểu năng sinh dục. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: chữa ho thì phối hợp với Mạch môn, vỏ Quýt khô; chữa đau lưng mỏi gối, gia thêm Câu kỷ, Ngưu tất.

Liều dùng hằng ngày: 8 - 16g dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc hoặc thuốc bôi.

Các bài thuốc dùng Thạch hộc

Chống hư hao, người gầy mòn: Thạch hộc 6g, Mạch môn đông 4g. Ngũ vị tử 4g, Ðẳng sâm 5g,

Cam thảo chích 4g, Kỷ tử 4g, Ngưu tất 4g, Ðỗ trọng 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trẻ em khó thở: Cả cây giã nhỏ lẫn mật ong cho uống.

Chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, khó ngủ: thạch hộc, kỷ tử, sa

sâm, mạch môn, hạ khô thảo, mẫu lệ mỗi vị 12g; câu đằng 16g ; địa cốt bì, trạch tả, táo nhân, cúc hoa, mỗi vị 8g. Tất cả tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa lao lực, ho, sốt nóng: thạch hộc, khiếm thực mỗi vị 40g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 30g;

tang thầm, tỳ giải mỗi vị 20g. Thục địa chưng cách thủy cho mềm, giã nhuyễn. Các dược liệu khác thái nhỏ, sấy khô, sao vàng, tán bột mịn rồi trộn với thục địa và mật ong, lượng vừa đủ để làm viên, mỗi viên 12g, ngày uống 2 lần với nước sôi để nguội. Người lớn mỗi lần 1 viên (uống với nước sôi để nguội); trẻ em 3 - 6 tuổi mỗi lần 1/4 viên; 7 - 10 tuổi mỗi lần 1/2 viên; 11 - 15 tuổi mỗi lần 3/4 viên.

Chữa di, mộng tinh: thạch hộc, kim anh, sa sâm, mạch môn, khiếm thực, liên nhục mỗi vị 12g;

quy bản 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa viêm bàng quang mạn tính: thạch hộc, sa sâm, thục địa, ngưu tất, vỏ núc nác mỗi vị 12g;

kim ngân hoa 20g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa nha chu viêm, làm chắc chân răng: thạch hộc, sinh địa, huyền sâm, sâm, quy bản, ngọc

trúc, kỷ tử, thăng ma, mỗi vị 12g; kim ngân hoa 16g, bạch thược 8g, sắc lấy 200ml nước đặc, uống một nửa và ngậm một nửa dung dịch.

Chữa nóng trong, háo khát, thổ huyết: thạch hộc, sinh địa, thục địa, sa sâm, đan sâm, thiên

môn, ngưu tất, mỗi vị 16g; ngũ vị tử 3g. Sắc uống. Hoặc thạch hộc 4g, chè xanh 2g, hãm với nước sôi, uống hoặc súc, ngậm trong ngày.

Ngoài ra, thạch hộc còn phối hợp với thiên môn, tì bà diệp, trần bì, sắc uống chữa ho; với đẳng sâm, câu kỷ, ngưu tất, đỗ trọng, sa sâm để chữa đau nhức xương; với ngọc trúc, mía có tác dụng thanh nhiệt, giảm háo khát.

Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Báo Sức khỏe & Đời sống

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam docx (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w