Hẹ làm thuốc

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam docx (Trang 52 - 56)

Cây Hẹ là cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng, được dùng để trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, viêm tiền liệt tuyến

Thông tin chung

Tên thường gọi: Hẹ

Tên khác: Cửu thái, Khởi dương thảo Tên tiếng Anh: Oriental garlic chives

Tên khoa học: Allium tuberosum Rotller ex Spreng Thuộc họ Hành - Alliaceae

Mô tả

Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.

Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.

Hoa Hẹ - Allium tuberosum

Lá hẹ, ảnh theo henriettesherbal.com Thành phần hóa học

Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hạt Hẹ dùng chữa chứng mộng tinh, di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy. Còn dùng chữa viêm tiền liệt tuyến. Liều dùng 6-12g. Cây Hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, viêm tiền liệt tuyến. Ngày dùng 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng ngoài, lấy nước Hẹ nhỏ tai trị viêm tai giữa. Rễ Hẹ là vị thuốc tẩy giun kim rất nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.

Các bài thuôc sử dụng Hẹ

Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần. Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.

Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra. Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.

Đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.

Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần.Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.

Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc

sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.

Sản hậu chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch

nướng đỏ, xông hơi.

Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3

lần.

Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống

nước

Trị chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho

vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi

khỏi.

Trị giun kim: Rễ hẹ một nắm giã lấy nước cho uống.

Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun

đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.

Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị

vừa đủ để ăn. Cần dùng hàng ngày.

Đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị

40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch: 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả

trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.

Bị chín mé càng cua (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào

rượu chườm, bó, băng lại chỗ bị lên càng cua. Ngày thay băng 3 - 4 lần.

Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Báo Sức khỏe & Đời sống

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam docx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w