Chương 1 đã lần lược nêu lại một số khái niệm cơ bản về ngân hàng, về tín dụng ngân hàng, nghiệp vụ cho vay và về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó
2.2 Kết quả hoạt động và tình hình phát triển dịch vụ cho vay của phòng KHTN VCB HCM trong giai đoạn 2008 –
VCB HCM trong giai đoạn 2008 – 2010
2.2.1. Về kết quả hoạt động
Đơn vị: tỷ đồng
2008 2009 2010 2009/2008 2010/ 2009
Kết quả kinh doanh 1,540.0 1,375.6 1,719.5 -10.67% 25.00%Thu lãi cho vay 1,115.0 879.7 1,169.3 -21.10% 32.92% Thu lãi cho vay 1,115.0 879.7 1,169.3 -21.10% 32.92% Lãi cho vay/Kết quả kinh
doanh
72.40% 63.95% 68.00%
Thu dịch vụ 203.2 314.2 266.5 54.61% -15.17%KDNT 196.6 153.3 257.9 -22.01% 68.22% KDNT 196.6 153.3 257.9 -22.01% 68.22% Khác 25.2 28.4 25.8 12.74% -9.21%
Bảng 4: Kết quả kinh doanh VCB HCM
Năm qua, các tổ chức tín dụng đã thực sự bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt. Hàng loạt các NHTM đã phát triển đột phá về quy mô hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh với nhiều biện pháp như tăng vốn chủ sở hữu, phát triển sản phẩm mới, mở rộng mạng lưới dịch vụ, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ. VCB HCM là một chi nhánh ngân hàng mạnh trên địa bàn cũng đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt. Tuy năm 2009 việc cho vay của VCB HCM không được suông sẻ lắm, khi kết quả thu lãi sụt giảm 21,1%, nhưng năm 2010 NH đã lấy lại phong độ cũ, thu lãi vượt mức năm 2008. Năm 2009 đánh dấu sự chuyển hướng của VCB HCM khi lãi cho vay chỉ đạt 63,95% kết quả kinh doanh, một phần vì việc thu lãi giảm xuống đồng thời thu do dịch tăng lên 314,2 tỷ đồng tăng hơn 1,5 lần so với năm 2008. Tuy nhiên năm 2010 thu dịch vụ đã giảm 15,17%, to đậm cho việc thu do kinh doanh ngoại tệ tăng khá mạnh, hơn 68,22%. Có thể thấy VCB HCM đã khá linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của mình, thuận theo tình hình thị trường mà biến đổi để đạt kết quả tốt nhất.
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 1: Lợi nhuận sau thuế tại VCB HCM qua các năm
Qua biểu đồ trên, ta thấy lợi nhuận sau thuế của VCB HCM năm 2009 đạt 531 tỷ đồng đã tăng 32% so với 402 tỷ năm 2008. Năm 2010 với kết quả 601 tỷ đồng tăng 13% so với 2009, mặt dù tình hình vẫn còn rất khó khăn. Kết quả đó đạt được là do nổ lực của toàn thể công nhân viên của VCB, đã hoàn thành kế hoạch đặt ra với những thay đổi linh hoạt, thích ứng với từng hoàn cảnh cụ thể: cơ cấu lại danh mục theo hướng đa dạng hóa khách hàng, mở rộng cho vay đối DNNVV và thể nhân cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quản trị. Đẩy mạnh công tác ra soát và thu hồi nợ xấu, có biện pháp đối phó với những khoản vay có rủi ro cao.
Phòng KHTN là một trong những phòng đi đầu trong thi đua làm việc hiệu quả phấn đấu không ngừng để đạt và vượt chỉ tiêu được giao, có thể nói những kết quả đạt được của VCB HCM có đóng góp không nhỏ của toàn thể phòng KHTN
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu TH 2009 KH 2010 được giao TH 2010 %TH/KH Tổng dư nợ - Thể nhân - SME 955,91 635,89 320,02 2.030,00 1.600,00 430,00 1.331,00 900,00 451,00 65,5% 56,3% 104,8%
Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch 2010 của phòng KHTN
Để cho tình hình cho vay được tốt thì cốt yếu phải giải quyết nhanh chống nhu cầu của khách hàng, muốn đáp ứng được nhanh chống thì vấn đề vốn là quan trọng, phải làm sao khi NH luôn trong tình cảnh thiếu hụt vốn, khách hàng đến vay mà không thể cho vay vì thiếu tiền. Do đó, muốn xem xét việc cho vay có tốt hay không, hay rộng hơn là chất lượng cấp tín dụng như thế nào, thì ta không thể không xét đến tình hình huy động vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008+/- % 2010/2009+/- % Nguồn vốn huy
động
23,363 31,353 36,100 7,99 34.2% 4,747 15.1% Bảng 6: Nguồn vốn huy động của VCB HCM qua các năm
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB HCM)
Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của VCB HCM, ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiện tại, hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thứ nhất, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi rầm rồ để thu hút khách hàng. Thứ hai, hoạt động huy động USD gặp nhiều khó khăn, nhất là từ dân cư, mặc dù thời gian gần đây, tỷ giá chợ đen và tỷ giá ngân hàng không còn sự chênh lệch nhiều và lãi suất huy động USD hiện nay của các ngân hàng cũng tăng cao nhưng đó cũng là một nỗi lo của ngân hàng. Nó sẽ gây áp lực lên chi phí đầu vào của ngân hàng và khi đó lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sẽ cao, gây thiệt thòi cho cả hai phía.
Tình hình huy động vốn qua các năm ở ngân hàng tuy gặp nhiều sự cạnh tranh những vẫn tăng trưởng ổn định. Năm 2009, nguồn vốn huy động của VCB HCM đạt 31,353 tỷ đồng, tăng đến 34.2% so với năm 2008. Đó là nhờ chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn. Năm 2010, VCB HCM đã thu hút được 36,100 tỷ đồng, tăng 15.1% so với năm 2009. Có thể thấy hoạt động huy động vốn của VCB HCM đã duy trì được đà tăng trưởng qua các năm, tiếp tục đóng vị trí là một chi nhánh ngân hàng lớn, uy tín của thành phố.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008ST TT Năm 2009ST TT Năm 2010ST TT
Không kỳ hạn 11.527 49,34% 15.973 50,95% 17.128 47,45% Có kỳ hạn 11.836 50,66% 15.380 49,05% 18.972 52,55%
Tổng huy động vốn 23.363 100% 31.353 100% 36.100 100%
Bảng 7: Phân loại nguồn vốn huy động tại VCB HCM (Nguồn: Báo cáo hoạt độngkinh doanh của VCB HCM)
Nhìn vào bảng phân loại nguồn vốn ta có thể thấy vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn ở mức ngang bằng nhau, tiền gửi không kì hạn có lợi thế là chi phí vốn thấp, và nguồn này cũng tương đối ổn định, nhưng vẫn khó cho ngân hàng khi khách hàng đột xuất rút tiền lớn. Loại tiền gửi có kì hạn đã khắc phục được yếu điểm này, giúp cho ngân hàng chủ động hơn việc kinh doanh của mình, sử dụng vốn hiệu quả hơn, nhưng nguồn vốn này có chi phí cao hơn. VCB HCM có cơ cấu hai loại tiền gửi này tương đương nhau đã phần nhiều bổ khuyết các ưu điểm của nhau, điều này được đánh giá là khá tốt.
2.2.3. Hoạt động cho vay và thu nợ
Hoạt động tín dụng mà nổi bật là hoạt động cho vay của ngân hàng được sự quan tâm đặc biệt của ban lãnh đạo của ngân hàng, bởi vì nó không những tạo ra nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
VCB HCMthực hiện hoạt động kinh doanh bằng các nguồn vốn: nhận tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ, nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, huy động vốn bằng cách vay vốn từ chi nhánh khác thuộc nội bộ ngân hàng với lãi suất ưu đãi nếu chi nhánh thiếu vốn hoạt động kinh doanh, nguồn vốn do Hội sở điều chuyển xuống.
Sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng. Từ những khó khăn trên, làm cho dư nợ có xu hướng giảm, nợ xấu cũng có dấu hiệu tăng.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009 Năm2010 2009/2008+/- % 2010/2009+/- %
Tổng dư nợ 15,908 21,452 24,319 5,544 34.85% 2,867 13.36%
Nợ xấu 271 329 300 58 21.4% -29 -8.8%
Bảng 8: Tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm tại VCB HCM (Nguồn: Báo cáo hoạt độngkinh doanh của VCB HCM)
Năm 2009, với những chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tái đầu tư sản xuất, tạo điều kiện cho cá nhân vay vốn để kinh doanh, mua nhà, tiêu dùng..., nền kinh tế dần hồi phục sau biến động năm 2008 nên tổng dư nợ năm 2009 là 21,452 tỷ đồng tăng 34.85% so với năm 2008, vượt kế hoạch tăng trưởng 18% của Vietcombank. Sang năm 2010, hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng nên tổng dư nợ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 2,867 tỷ đồng tương ứng 13.36% so với năm 2008.
Bên cạnh đó phần nợ xấu có khả thi, năm 2009 nợ xấu là 329 tỷ đồng, năm 2010 là 300 tỷ đồng, giảm 29 tỷ đồng tương ứng giảm 8,8%, cho thấy tính chất rủi ro trong cho vay của ngân hàng có phần giảm xuống. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng vì nó thể hiện được chất lượng tín dụng của ngân hàng.Để đạt được thành quả này toàn thể cán bộ Ngân hàng đã phối hợp với nhau, cùng với ban giám đốc nổ lực tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình hoạt động.