Kết quả hoạt động và tình hình phát triển dịch vụ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của phòng KHTN VCB HCM trong giai đoạn 2008 –

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay SME của phòng khách hàng thể nhân ngân hàng ngoại thương chi nhánh hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Chương 1 đã lần lược nêu lại một số khái niệm cơ bản về ngân hàng, về tín dụng ngân hàng, nghiệp vụ cho vay và về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó

2.3. Kết quả hoạt động và tình hình phát triển dịch vụ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của phòng KHTN VCB HCM trong giai đoạn 2008 –

vừa của phòng KHTN VCB HCM trong giai đoạn 2008 – 2010

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điêm nhất định. Việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động

2.3.1. Về tốc độ tăng trưởng dư nợ

Biểu đồ 2: tăng trưởng dư nợ SME (Nguồn: báo cáo của phòng KHTN)

Tăng trưởng tốt qua các giai đoạn, dư nợ cho vay SME cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng doanh nghiệp và dư nợ cho thấy nhu cầu vay vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng rất lớn. Đặc biệt năm 2009, khi dư nợ SME đã tăng gần 3 lần, nhưng năm 2010 lại chỉ tăng nhẹ.

2.3.2. Về tỉ trọng

Biểu đồ 3: tỷ trọng dư nợ SME trong tổng dư nợ (Nguồn: báo cáo của phòng KHTN)

Tỷ trọng dư nợ SME trong tổng dư nợ của phòng tăng dần và trở nên ổn định, năm 2009 và 2010 đều giữ ở mức 33% mặc dù tổng dư nợ SME năm 2010 đã tăng 13% so với năm 2009. Điều đó cho thấy nghiệp vụ cho vay DNNVV đã trở nên ổn định và chiếm vị trí quan trọng trong nghiệp cho vay của phòng.

Đồng thời qua đây cũng cho thấy chủ trương đúng đắn của Ban giám đốc khi quyết định giao cho Phòng phát triển đối tượng khách hàng SME bên cạnh nhiệm vụ phát triển khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, để thực hiện được việc phát triển song song cả hai đối tượng khách hàng cùng lúc cũng đã đặt ra thách thức rất lớn đối với Phòng trong công tác quản lý nói chung sự chuyên môn hoá lao động nói riêng nên về lâu dài cần có chủ trương và sự hỗ trợ sâu sát hơn nữa.

2.3.3. Về chất lượng dư nợ

Tổng nợ xấu của phòng vào khoảng 42 tỷ, riêng với khách hàng doanh nghiệp đã chiếm 40 tỷ với tỷ lệ 95%. Số nợ này khá cao so với tổng dư nợ SME. Nhưng đây không phải là sai lầm hệ thống, vì tổng số nợ xấu SME kia chỉ gồm hai doanh nghiệp, một doanh nghiệp nợ 10 tỷ và được xếp vào nợ nhóm 5. Doanh nghiệp kia nợ 30 tỷ nhưng là nhóm 3. Cả 2 đều có tài sản đảm bảo, phòng đang xem xét thỏa thuận với doanh nghiệp để có thể phát mãi để thu hồi vốn. Có thể nói, chất lượng dư nợ cho vay DNNVV của phòng tương đối tốt. Tuy nhiên, phòng cần phải chú trọng hơn nữa công tác thẩm định, không nên vì khách hàng quen mà lơ là. Điều đó sẽ làm tốt hơn chất lượng dư nợ của phòng.

2.3.4. Về cơ cấu dư nợ

Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ SME theo thời gian (Nguồn: báo cáo của phòng KHTN)

Cơ cấu dư nợ theo thời gian của phòng dịch chuyển về phía trung dài hạn, nhìn và biểu đồ ta thấy dư nợ trung dài hạn tăng dần 23% năm 2008, 26% năm 2009 và năm 2010 là 29%.

Hiện tại việc cho vay ngắn hạn chỉ với mục đích cho vay bổ sung vốn lưu động, về cơ cấu thì thấy giảm dần so với trung dài hạn, nhưng xét về số tuyệt đối thì tăng mạnh trong

năm 2009, tăng hơn 2 lần và tăng nhẹ trong 2010. Dư nợ cho vay trung dài hạn cũng không chịu kém, năm 2009 đã tăng hơn 3 lần so với năm 2008, năm 2010 cũng tăng gấp rưỡi so với năm 2009. Sỡ dĩ như vậy là do năm 2009 sau khung hoảng nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng cao, nhất là nhu cầu vốn dài hạn để từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, và việc gia hạn nợ ngắn hạn kỳ trước. Điều đó dẫn đến dư nợ tăng cao, đặc biệt là về nợ trung dài hạn. Đến năm 2010, khi tình hình đỡ căng thẳng hơn, dư nợ cho vay SME nói chung chỉ tăng nhẹ so với năm 2009. Nhưng việc cơ cấu dịch chuyển sang cho vay trung dài hạn, một phần do việc cho vay vốn lưu động ít phát triển. Có thể là do nhu cầu vốn của khách hàng thân thuộc của phòng đã cố định, và phòng ít tìm kiếm thêm nhóm khách hàng này.

Các khoảng vay trung dài hạn có thời gian thu hồi lâu, lại có độ rủi ro lớn, nên ngân hàng thường thận trọng hơn trong công tác thẩm định và cho vay. Tuy nhiên qua biểu đồ trên ta thấy được nhu cầu đầu tư của DNNVV tăng rất cao.

Biểu đồ 5: Dư nợ SME theo thời gian (Nguồn: báo cáo của phòng KHTN)

Biểu đồ 6: Cơ cấu cho vay theo sản phẩm trong năm 2010 (Nguồn: báo cáo của phòng KHTN)

Năm 2010 đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động cho vay bất động sản, tỷ trọng dư nợ bất động sản đã chiếm 49% tổng dư nợ của phòng KHTN. Dư nợ bất động sản năm 2010 đã tăng lên 576 tỷ đồng, toàn bộ là nợ trung dài hạn vượt xa mức 341 tỷ năm 2009.

Biểu đồ 7: Tỷ trọng cho vay ô tô trong cho vay SME (Nguồn: báo cáo của phòng KHTN)

Sản phẩm cá nhân vay mua ô tô là sản phẩm khá thành công, là một trong các sản phẩm chủ lực của phòng KHTN, vì nhu cầu của khách hàng khá cao. Và sản phẩm này đã

thúc đẩy việc cho vay mua ô tô với DNNVV, mặc dù chưa có gói sản phẩm chính thức, nhưng tỉ trọng vay ô tô cũng khá cao. Đạt 18% dư nợ cho vay DNNVV vào năm 2008, năm 2009 có suy giảm đôi chút xuống còn 11%, nhưng năm 2010 đã lên lại 16%. Nhưng xét về số tuyệt đối, dư nợ cho vay ô tô của SME đều tăng. Năm 2008 là 21 tỷ đồng năm 2009 là 36 tỷ đến năm 2010 đã lên hơn 64 tỷ đồng. Chỉ trong 2 năm đã tăng hơn 3 lần. Đây có thể phát triển thành sản phẩm cho vay mới để phục vụ tốt cho doanh nghiệp hơn, đồng thời giúp VCB HCM thâm nhập sâu hơn vào thị phần cho vay SME.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay SME của phòng khách hàng thể nhân ngân hàng ngoại thương chi nhánh hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w