Vấn đề nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay SME của phòng khách hàng thể nhân ngân hàng ngoại thương chi nhánh hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Chương 1 đã lần lược nêu lại một số khái niệm cơ bản về ngân hàng, về tín dụng ngân hàng, nghiệp vụ cho vay và về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó

3.3.Vấn đề nguồn nhân lực

Thật ra phần này có thể nằm trong nhóm giải pháp chung, nhưng vì tính chất quan trọng của nó nên phần này đã được tách ra riêng biệt.

Con người là trung tâm của quá trình sản xuất hàng hóa – dịch vụ, trong ngành tài chính – ngân hàng cũng vậy, muốn phát triển tốt và bền vững thiều con người chính là yếu tố quyết định. Như đã trình bày ở trên, muốn phát triển thêm nghiệp vụ cho vay ta phải hoàn thiện quy trình tín dụng, quy trình đã hoàn thiện rồi cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ. Nhưng công việc thiên biến vạn hóa, lúc này lúc khác, ta áp dụng thì phải biết khôn khéo, biết chọn lọc, không thể cứng nhắc quá mà lỡ mất thời cơ… Tất cả điều đó đòi hỏi người cán bộ tín dụng, cán bộ cho vay cần phải có trình độ nghiệp vụ cao. Ở đây xin trình bày ba bước cơ bản về vấn đề nhân viên:

Tuyển nhân viên mới: Từng bước tiêu chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng dựa trên các yếu tố chủ yếu sau: kỹ năng chuyên môn phù hợp, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng giải quyết tình huống, khả năng làm việc nhóm, khả năng chịu áp lực công việc cao…từ đó đưa ra hình thức và nội dung thi phù hợp, kết hợp lý thuyết và thực tiễn vào từng tình huống cụ thể nhằm chọn ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của NH. Trong công tác tuyển dụng cần đề cao tính công khai, công bằng, khách quan; lấy tiêu chí năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn thí sinh; tránh lựa chọn dựa theo mối quan hệ cá nhân hay theo cảm tính

Đào tạo và nâng cao tay nghề: “sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt lùi” vậy nên phải liên tục tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, hết sức hỗ trợ nhân viên học lên các bậc học cao hơn. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ tín dụng cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực, các ngành nghề khác để phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, bản thân các nhân viên cũng phải tự nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể thực hiện giao dịch với người nước ngoài, hoàn thiện và nâng cao kỹ năng bán hàng theo các chuẩn mực quốc tế. VCB nên tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các nhân viên trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác cũng như phát huy hết khả năng của mình.

Thưởng phạt phân minh: VCB tuy đã được cổ phần hóa, nhưng cái cốt cách của một công ty nhà nước vẫn chưa thay đổi mấy, vẫn còn đó vay cánh bề phái, những người đi lên không phải bằng tài năng và thực lực của mình… để khắc phục việc này cần có sự nổ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể nhân viên VCB. Chẳng hạn như căn cứ vào kết quả công tác và mong muốn của nhân viên để chế độ biểu dương, khen thưởng, đãi ngộ đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc tương xứng với kết quả họ mang lại. Đối với nhân viên có sai phạm thì tùy theo tính chất và mức độ mà xử lý kỷ luật.

Con người là yếu tố quyết định trong mọi quá trình hoạt động. Vì đây là biện pháp thật sự quan trọng trong các yếu tố làm nên thành công của ngân hàng. Nếu trình độ nguồn

nhân lực không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hạn chế về chuyên môn thì sẽ không thu hoạch được kết quả mong muốn.

Ngân hàng Ngoại Thương nên xây dựng được một trung tâm đào tạo chuyên nghiệp với các chương trình thực tế hữu ích mang tính áp dụng cao, hoàn thiện thêm các kỹ năng cho nguồn nhân lực đầy tiềm năng của ngân hàng.

 Đối với cấp lãnh đạo:

Các cấp lãnh đạo thường xuyên có những nghiên cứu về tình hình thực tiễn, đặc biệt là trong ngành tài chính tiền tệ, chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới, tình hình phát triển các ngành kinh tế để tham mưu, định hướng cơ cấu đầu tư vốn… để xây dựng được chính sách, cơ chế tín dụng vá chính sách khách hành phù hợp.

 Đối với các bộ tín dụng:

Do công tác tín dụng luôn phức tạp và đa dạng luôn đòi hỏi nhân viên phòng tín dụng cần có một kiến thức tổng hợp về ngoại thương, kế toán, ngoại ngữ, luật pháp… Chính vì thế, ngân hàng phải đào tạo khuyến khích các cán bộ học tập các khóa học chuyên sâu hơn, tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi thêm kinh nghiệm, thông thạo nghiệp vụ, tạo sự thoải mái và niềm tin nơi khách hàng…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay SME của phòng khách hàng thể nhân ngân hàng ngoại thương chi nhánh hồ chí minh (Trang 67 - 70)