Những đề xuất để nâng cao chất lượng cho vay SME nói riêng và hiệu quả hoạt động của VCB nói chung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay SME của phòng khách hàng thể nhân ngân hàng ngoại thương chi nhánh hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Chương 1 đã lần lược nêu lại một số khái niệm cơ bản về ngân hàng, về tín dụng ngân hàng, nghiệp vụ cho vay và về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó

3.4. Những đề xuất để nâng cao chất lượng cho vay SME nói riêng và hiệu quả hoạt động của VCB nói chung

động của VCB nói chung

3.4.1. Phương hướng của phòng trong thời gian tới

Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho danh mục tín dụng và giao chỉ tiêu cho từng CBKH theo số lượng khách hàng nhưng vẫn bảo đảm thực hiện được kế hoạch dư nợ đã đăng ký. Trên cơ sở đó Phòng sẽ bố trí công việc phù hợp để CBKH có được nhiều thời gian cho công tác tiếp thị. Cụ thể: sẽ bố trí các công ty vay hạn mức tập trung vào một số CBKH. Giao bớt hồ sơ của những CBKH có khả năng phát triển khách hàng mới, đồng thời phân phối hồ sơ mới hợp lý trong phòng để có thể giải quyết nhanh chóng, tạo thuận lợi cho khách hàng và phía đối tác.

Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ hiện có đồng thời nắm bắt nhu cầu, thông tin có liên quan đến các sản phẩm tín dụng bán lẻ, bảo hiểm tín dụng, thủ tục phát hành thẻ, mở tài khoản tiền gửi các loại… từ đó có biện pháp hoàn thiện cung cách phục vụ ngày càng tốt hơn. Tích cực đẩy mạnh tiếp thị đến đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thông qua việc thường xuyên tiếp cận những khách hàng hiện có để họ giới thiệu khách hàng mới, sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp trong cơ quan, qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè…Tích cực chăm sóc khách hàng cũ, các đại lý đặc biệt là khách hàng, đại lý đã và đang có quan hệ tín dụng uy tín tại VCB. Nếu biết chăm sóc tốt khách hàng/ đại lý cùng với chính sách sản phẩm phù hợp, giải quyết hồ sơ nhanh chóng thì những khách hàng cũ/ đại lý sẽ giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới cho CBKH.

Tập trung khai thác mảng thị trường bất động sản, ôtô, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vay vốn lưu động. Cụ thể, Đối với các dự án BĐS, Phòng sẽ tập trung quan hệ với các chủ đầu tư, nhân viên kinh doanh bất động sản và sẽ tham gia các buổi giới thiệu sản phẩm của các chủ đầu tư. Liên hệ lại các chủ đầu tư chưa ký kết được hợp đồng hợp tác để xúc tiến việc ký kết và sẽ trình Ban lãnh đạo nếu có khó khăn vướng mắc. Đối với các đại lý ôtô, Phòng sẽ thường xuyên tiếp cận với các nhân viên kinh doanh để họ giới thiệu khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, để phục vụ nhu cầu vay vốn lưu động của Hộ kinh doanh Phòng sẽ cố gắng xây dựng những tiêu chuẩn để đánh giá sàn lọc khách hàng.

Tiếp tục theo dõi thị trường, nhu cầu khách hàng để đề xuất và góp ý các sản phẩm bán lẻ của VCB nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, trên cơ sở thường xuyên thu thập, đánh giá thông tin thị trường, Phòng sẽ đề xuất chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra.

3.4.2. Kiến nghị

Hội sở Vietcombank:

Đối với việc giao chỉ tiêu, ngoài định hướng lâu dài, cần linh động điều chỉnh theo từng giao đoạn để thích ứng với từng tình hình cụ thể

Hội sở cần xây dựng chính sách, phương án quảng bá bán lẻ chuyên nghiệp hơn. Cần sớm ban hành các sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng hơn, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đây là việc rất cần thiết. Như trường hợp sản phẩm kinh doanh tài lộc thật sự không hiệu quả lắm, trong khi có nhiều trường hợp không giải quyết vay được, hay tốn thời gian giải quyết chỉ vì thiếu gói sản phẩm. Đặc biệt, Trung ương cần tăng cường phổ biến sản phẩm bán lẻ, bán chéo sản phẩm cho các dự án được tài trợ.

Hội sở cần có những phân tích, đánh giá những tác động thường xuyên đối với hoạt động bán lẻ và có chỉ đạo kịp thời cho Chi nhánh. Từ đó, Chi nhánh mới có cơ sở xây dựng kế hoạch tín dụng bán lẻ lâu dài và đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.

Hội sở cũng cần nghiên cứu việc giao chỉ tiêu theo số lượng khách hàng và cần có định hướng trong dài hạn đối với hoạt động tín dụng bán lẻ.

Ban giám đốc Vietcombank thành phố Hồ Chí Minh:

Ban giám đốc cần kế hoạch kinh doanh định hướng và dài lâu tạo tiền đề cho việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại VCB HCM được ổn định, bền vững. Trên cơ sở kế hoạch dài hạn đó, cần xây dựng kế hoạch tiếp thị mang tính lâu dài, bài bản được tổ chức thường xuyên và có bộ phận cụ thể. Như vậy, việc triển khai kế hoạch sẽ có định hướng cụ thể tạo điều kiện cho việc tiếp thị được tập trung và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng đội ngũ theo hướng chuyên môn hoá.

Nên có các biện pháp hỗ trợ tín dụng: để giảm bớt công việc sự vụ cho CBKH thì cần có những sự hỗ trợ như: công tác soạn thảo hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhắc nợ tự động, thông báo phong toả/ giải/ thông báo ngăn chặn ... Trước mắt, cần có sự hỗ trợ từ hệ thống để thực hiện việc nhắc nợ tự động: nhắn tin nhắc nợ, gửi email.

Nên hình thành bộ phận pháp lý chuyên lo thủ tục giấy tờ thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm đẩy nhanh tốc độ thực hiện và giải quyết hồ sơ khách hàng, thực hiện một cách chuyên nghiệp và xây dựng phương pháp làm việc chuyên môn hoá.

Có thể nghiên cứu xây dựng bộ phận chuyên trách về thẩm định giá bất động sản trên cơ sở phối hợp với đơn vị định giá chuyên nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác định giá bất động sản nhằm chuyên nghiệp hoá hoạt động định giá nhờ đó có thêm thời gian cho công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng.

Xin kiến nghị Ban giám đốc cần tái khẳng định lại chủ trương đẩy mạnh cho vay bán lẻ tại các Phòng giao dịch để tạo động lực hơn nữa cho các Phòng giao dịch cũng như tăng cường trách nhiệm của các Phòng giao dịch trong việc triển khai thực hiện cho vay bán lẻ. Cụ thể, Ban giám đốc cần giao chỉ tiêu kinh doanh (mang tính pháp lệnh) cho Phòng giao dịch tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi Phòng giao dịch. Chỉ triển khai cho vay tại các Phòng giao dịch có lãnh đạo chuyên trách về tín dụng và các Phòng giao dịch có quyết tâm đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ và sẵn sàng nhận chỉ tiêu kinh doanh, những CBKH của các Phòng giao dịch còn lại chuyển về P.KHTN để tăng cường nhân lực cho P.KHTN. Bên cạnh đó, không nên cấp quyền cho vay nghiệp vụ SME cho các phòng Giao dịch để tránh sự chồng chéo, các phòng giao dịch có thể giới thiệu khách hàng của mình cho P. KHTN hay các phòng tín dụng khác.

Kết luận chương 3:

Chương 3 đã nêu lên một số gợi ý để nâng cao chất lượng nghiệp vụ dựa trên những tồn tại hạn chế được đề cập ở chương 2 và dựa trên kế hoạch cụ thể của VCB HCM và của phòng KHTN. Những gợi ý này xoay quanh ba vấn đề chính, đó là các vấn đề chung cho toàn Ngân hàng Ngoại Thương như vấn đề chăm sóc khách hàng, vấn đề Marketing sản phẩm để từng bước tiến vào lãnh vực NHBL, vấn đề nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng; đó là vấn đề về quy trình tín dụng, và các đề xuất riêng của phòng KHTN nhằm nên cao nghiệp vụ cho vay SME nói riêng và cho chất lượng của toàn bộ các hoạt động của VCB nói chung.

Kết luận

ghiệp vụ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Vietcombank HCM trong những năm qua luôn đang từng bước khẳng định tầm quan trọng của mình. Doanh số cho vay tăng đáng kể , thu hút một lượng khách ngày càng nhiều. Điều này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Ngân hàng nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội.

N

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, vai trò của các DNNVV đang từng bước được khẳng định, các NH đang đứng trước cuộc đua tranh giành thị phần “béo bở” này. Đây không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm thêm lợi ích cho ngân hàng, đây quả thật là một việc làm ích nước lợi dân, được sự đồng thuận cao của chính phủ và nhân dân. Để tham gia cuộc đua công bằng và dành chiến thắng đòi hỏi NH rất nhiều nổ lực trong việc nâng cao chất lượng nhân sự, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hơn trong công việc, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp hơn. Và việc tự nâng cấp đó đòi hỏi một lộ trình hợp lý, khoa học và phụ hợp với từng doanh nghiệp.

Thực tế vô cùng đa dạng và phức tạp, sự thay đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ làm thay đổi những yếu tố liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, đối tượng chiếm số lượng rất đông của ngân hàng. Do đó, ngân hàng Ngoại Thương phải không ngừng cải tiến để nâng cao hoạt động của mình. Với báo cáo tốt nghiệp này, hy vọng sẽ góp được một phần nào đó giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong quý thầy cô tận tình chỉ bảo. Một lần nữa, em xin gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành nhất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay SME của phòng khách hàng thể nhân ngân hàng ngoại thương chi nhánh hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w