- Tình trạng vi phạm bản quyề nở Việt Namr ất cao, các phần mềm thường
o Thông tin cá nhân của thành viên tham gia, được lưu trữ trng cơ sở dữ liệu của website, phục vụ ch việc quản lí, chỉnh sửa.
1.3. Hình thức tổ chức sàn
Các sàn TMĐT B2B và B2C thường được thiết kế theo mô hình trung tâm thương mại với những gian hàng ảo cho từng doanh nghiệp, hoặc một cổng thông tin về cơ hội giao thương để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác tiềm năng. Các sàn TMĐT C2C hiện chủ yếu là những website rao vặt, nơi cá nhân có thể đăng nhập thông tin về mọi nhu cầu mua bán. Gần đây mới xuất hiện thêm một số website đấu giá – một hình thức tổ chức khá chuyên biệt của dịch vụ TMĐT C2C.
1.3.1. Cổng thông tin về cơ hội giao thương (nhằm xúc tiến hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B)
Những sàn TMĐT tổ chức theo hình thức này hiện mới chỉ dừng ở mức
đăng tải thông tin về nhu cầu mua bán, không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm hay một quy chế hoạt động chặt chẽ để đảm bảo lợi ích cho các thành viên tham gia. Thực tế, đây chỉ là những trang thông tin xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương và mở rộng khả năng tiếp cận thị
trường. Trên những sàn loại này vẫn còn thiếu các tính năng hỗ trợ cho phép doanh nghiệp tiến hành giao dịch B2B trực tuyến hay tuỳ biến thông tin để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh riêng biệt của mình. Điển hình cho cấu trúc này là các sàn
1.3.2. Trung tâm thương mại (cho phép tiến hành giao dịch B2B và B2C)
Gần 80% các sàn TMĐT B2B và B2C hiện nay được tổ chức theo hình thức “Trung tâm thương mại”, trên đó doanh nghiệp thành viên có những gian hàng ảo giới thiệu và trưng bày sản phẩm, cho phép khách hàng tìm hiểu các thông tin cơ
bản về sản phẩm, giá cả, chi tiết liên hệ của công ty, hoặc thậm chí đặt hàng trực tuyến (với chức năng giỏ hàng). Những trung tâm thương mại kiểu này tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành TMĐT theo hình thức kết hợp B2B và B2C, hướng tới cả hai đối tượng khách hàng là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khác với những sàn tổ chức theo kiểu “nhịp cầu giao thương”, các trung tâm thương mại này có quy chế thành viên khá nghiêm ngặt, nhằm tạo môi trường an toàn tối đa cho việc tiến hành giao dịch trên sàn.
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp thành viên của trung tâm thương mại ảo phải tự chịu trách nhiệm quản lý gian hàng của mình, như khi thuê địa điểm tại một trung tâm thương mại thật ngoài đời. Nhưng trong thực tế, đa phần các đơn vị quản lý sàn vẫn đang phải đảm đương nhiệm vụ này. Lý do một phần ở kỹ năng thương mại điện tử còn hạn chế của doanh nghiệp, một phần do doanh nghiệp chưa nhìn thấy hiệu quả tức thời nên chưa phân bổ nguồn lực đúng mức để tham gia các hoạt
động trên sàn. 11 trong số 12 đơn vị quản lý loại hình sàn giao dịch này khi được hỏi đã cho biết nhân viên quản trị website phải thường xuyên giúp doanh nghiệp cập nhật các thông tin và hình ảnh sản phẩm lên gian hàng. Chỉ có một đơn vị
(Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng) cho biết đang nỗ lực đào tạo các thành viên để họ sử dụng bộ công cụ trọn gói do Trung tâm cung cấp tự quản trị gian hàng của mình.
Hộp 4.6
Một sàn giao dịch TMĐT tổ chức theo hình thức trung tâm thương mại
Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech) bắt đầu triển khai xây dựng sàn TMĐT B2B
www.vn-ebiz.com từ năm 2003 và hoàn thiện đểđưa vào sử dụng đầu năm 2004. Đến nay trên sàn đã có41 thành viên bao gồm 25 doanh nghiệp lập gian hàng (4 gian hàng chính thức, 21 gian hàng miễn phí) và 16 doanh nghiệp quảng bá thông tin, logo. Mỗi thành viên đăng ký gian hàng sẽđược trao cho một tên miền thứ cấp, một địa chỉ thưđiện tử, và bộ công cụ trọn gói để tạo và quản trị gian hàng. Tiêu chí của sàn giao dịch là trao quyền tự chủ tối đa để doanh nghiệp có thể: