6. Các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ gắn với TMĐT
6.5. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
Những văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về sở hữu trí tuệ gồm có Bộ Luật dân sự năm 1995 (Phần sáu) và hai nghịđịnh hướng dẫn Bộ luật Dân sự là Nghị định số 76 ngày 29/11/1996 về Quyền tác giả và Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001). Đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sựđã bao gồm các sản phẩm CNTT, tuy nhiên chỉ mới quy định chung, chưa đủ cụ thể cho việc bảo vệ hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực ứng dụng CNTT và TMĐT.
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ theo hướng quy định chi tiết theo từng lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm các sản phẩm CNTT và TMĐT. Dự
kiến Luật Sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra cơ sở tăng cường cơ chế quản lý đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp giảm tỷ lệ vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ như hiện nay. Dự
kiến Quốc hội sẽ xem xét và thông qua Luật Sở hữu trí tuệ cuối năm 2005. Đáng lưu ý là trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy
định về bảo vệ sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS của WTO. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Việt Nam trên con đường xây dựng nền kinh tế tri thức nói chung cũng như phát triển công nghiệp phần mềm và TMĐT nói riêng.
Hộp 2.9
Cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ của Việt Nam
Những cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia: - Hiệp ước hợp tác Bằng sáng chế - PCT (năm 1970)