3. Một số công nghệ liên quan tới phát triển CNTT và Internet 1 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
3.3. Phần mềm nguồn mở
Báo cáo Thương mại điện tử và Phát triển năm 2003 của UNCTAD đã nhấn mạnh tác động to lớn của Internet đối với phát triển kinh tế, đồng thời vạch ra lợi ích tiềm tàng của phần mềm nguồn mở (PMNM) đối với sự phát triển của CNTT nói chung và TMĐT nói riêng.
Theo đánh giá của Dự án Phần mềm nguồn mở quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, PMNM đã và đang phát triển mạnh mẽ và là một trong những hướng phát triển có triển vọng trong thời gian tới trong lĩnh vực CNTT. Đó là do tính ưu việt rất cơ bản của PMNM là phần mềm được phát triển, chia sẻ, hoàn thiện và đóng góp của hàng ngàn người trên thế giới. PMNM cho phép người dùng quyền tự do chạy chương trình với bất kỳ mục đích nào, quyền nghiên cứu và sửa
đổi chương trình, quyền sao chép và phân phối lại mà không phải xin phép và trả
tiền bản quyền. PMNM là tài sản trí tuệ của của cả cộng đồng trên phạm vi toàn thế
giới và được chia sẻ tự do, đây là một trong những lợi thế mà những nước đi sau như Việt Nam có thể có cơ hội để phát triển.
PMNM đã vào Việt Nam từ những năm 90 phục vụ mục đích nghiên cứu.
Được sựủng hộ của những người tiên phong và hoà nhập với phong trào phát triển PMNM trên thế giới, năm 2000 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ
Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất về PMNM và tiếp theo là các Hội thảo Quốc gia lần 2 năm 2002 và lần 3 năm 2004. Tháng 3/2004, Bộ Khoa học và Công nghệđã đăng cai tổ chức Diễn đàn Châu Á lần thứ 3 về PMNM với 17 nền kinh tế trong Châu lục tham dự.
Hoà nhịp với xu thế phát triển PMNM trên thế giới, Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong việc ứng dụng và phát triển PMNM và đạt được những kết quả
nhất định trong công tác đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về PMNM, cụ thể:
- Viện Tin học Pháp ngữ (IFI) đã hoàn toàn sử dụng PMNM phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho tất cả giáo viên và sinh viên của Viện. Một số hệ thống máy tính thuộc Trường Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã sử dụng Linux nhiều năm qua khẳng định độ tin cậy và an toàn. Một số trường đại học như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần thơ, Đại học Huế cũng
đã có kế hoạch sử dụng hệđiều hành này trong công tác giảng dạy và học tập. - Khoảng hơn 20 công ty Việt Nam đã tham gia phát triển và cung cấp các sản phẩm trên nền nguồn mở và đưa vào thực tế triển khai như: Ứng dụng cho máy để
bàn, các sản phẩm này đã được các nhà sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam cài đặt trong máy xuất xưởng, đưa vào hệ thống giáo dục trong các trường phổ
thông (5.000 máy cho hơn 100 trường phổ thông trên cả nước)... ; Ứng dụng cho các hệ thống thông tin và máy chủ như dịch vụ viễn thông, Interrnet, thương mại
điện tử, ngân hàng, cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, hệ thống thông tin quản lý... - Văn phòng Trung ương Đảng đã quyết định chuyển đổi hệ thống thông tin của
Đảng từ Trung ương đến địa phương dựa trên Lotus Note sang giải pháp dựa trên PMNM. Việc chuyển đổi này đáp ứng nhu cầu tác nghiệp cũng như mở rộng hệ
thống và làm chủ công nghệ. Hiện Văn phòng Trung ương Đảng đang nhân rộng xuống các tỉnh thành phố.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký thoả thuận với SUN về việc đưa vào sử dụng StarOffice 7 như một ứng dụng văn phòng chuẩn trong ngành giáo dục. Bản StarOffice (bản thương mại của SUN) và bản OpenOffice - Phần mềm nguồn mở
(SUN tặng cộng đồng nguồn mở) đều do SUN phát triển, có đôi chút khác biệt giữa hai phiên bản này là bản StarOffice hoàn toàn do SUN phát triển, còn bản OpenOffice thì có sự đóng góp của cộng đồng. Điều này có nghĩa, một người sử
dụng thành thạo StarOffice thì cũng sẽ sử dụng thành thạo OpenOffice, như vậy việc Bộ Giáo dục và đào tạo ký thoả thuận với SUN về sử dụng bản StarOffice sẽ là bước đệm rất quan trọng trong việc chuyển từ sử dụng các ứng dụng nguồn đóng (Microsoft) sang các ứng dụng nguồn mở trong ngành giáo dục.
- Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (Francophonie) đã hỗ trợ thành thành lập Trung tâm hỗ trợ PMNM và đưa PMNM vào triển khai thử nghiệm tại 03 trường
đại học tại Việt Nam (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ)
- Các Trung tâm APTECH đào tạo về CNTT (khoảng 15 Trung tâm) đã đưa nội dung đào tạo về PMNM vào trong các khoá học của Trung tâm. APTECH dự kiến
đến cuối năm 2004 sẽđưa ra các khoá đào tạo chuyên sâu về PMNM.
- Đã có thêm nhiều công ty định hướng và cam kết tham gia vào phát triển các ứng dụng PMNM. Nổi bật nhất là công ty TMA đang tích cực chuẩn bị cho việc chuyển
đổi sang sử dụng và phát triển các ứng dụng trên nền nguồn mở.
Tuy chưa thành một tổ chức lớn, nhưng trong nước đã hình thành các cộng đồng về
phần mềm nguồn mở chủ yếu là trong một số trường đại học lớn. Cuối tháng 08/2004 Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ngày hội về PMNM để hưởng ứng ngày quốc tế về PMNM và phần mềm tự do. Đây là một dấu ấn trong việc phát triển cộng đồng PMNM ở Việt Nam.
Ngày 02/03/2004 Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 235/QĐ- TTg về việc phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008” với mục tiêu chủ yếu là đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển PMNM, góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam. Bộ Khoa học Công nghệ đang cùng nhiều cơ
quan, tổ chức từ trung ương tới địa phương và cộng đồng doanh nghiệp CNTT tích cực triển khai Quyết định này. Đồng thời Bộ Khoa học và Công nghệđã xây dựng trang web http://www.oss.gov.vn cung cấp thông tin phong phú về PMNM.