Các công ty thiết lập website TMĐT

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 1 docx (Trang 61 - 69)

- Tình trạng vi phạm bản quyề nở Việt Namr ất cao, các phần mềm thường

1.2.Các công ty thiết lập website TMĐT

Tình hình chung:

Trong số 230 doanh nghiệp có website được khảo sát, chọn theo phương thức lấy mẫu ngẫu nhiên, những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa chiếm tỷ lệ 20%, còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Phân bổ ngành nghề của những doanh nghiệp sản xuất cũng khá tập trung, với hai phần ba số

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may và thủ công mỹ nghệ, một phần ba trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hoặc cơ khí điện máy. Con số này phản ánh một hiện tượng thực tế là các doanh nghiệp dịch vụ, không kể quy mô, đang trở thành lực lượng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 3.4

Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ Nhóm sản phẩm/dịch vụ Tỷ lệ website * Hàng hoá tổng hợp 5,65% Điện tử viễn thông 15,65% Tiêu dùng 11,74% Thủ công mỹ nghệ 12,61% Dệt may giày dép 16,09% Sách, đĩa nhạc 3,91% Dịch vụ du lịch 10,00% Dịch vụ tài chính 6,96% Luật, tư vấn 9,57% Khác 38,26%

* Trên một website có thể kết hợp giới thiệu vài nhóm sản phẩm dịch vụ, do đó con số cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

Có một điểm đáng lưu ý là trong số những website này, riêng các website thành lập từ năm 2003 trở lại đây đã chiếm đến 35,68%. Sự nở rộ về số lượng website trong một thời gian ngắn cho thấy nhận thức và ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp đã có những bước tiến dài trong hai năm qua, đồng thời là kết quả

của việc cải thiện chất lượng dịch vụ Internet và phát triển các dịch vụ hỗ trợ

TMĐT tại Việt Nam kể từ khi ADSL ra đời.

Hình 3.6

Tỷ lệ website phân theo năm thành lập

Trước 2003; 64,32%

2003 - 2004; 35,68% 35,68%

Nhìn vào cơ cấu website phân theo tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế

của các doanh nghiệp được khảo sát, có thể nhận thấy tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Trong số các website thành lập từ năm 2003 đến nay, chỉ có 32,76% đăng ký tên miền .vn, giảm hơn 1/4 so với tỷ lệ 45,9% của những website thành lập trước năm 2003. Các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết mặc dù website tên miền .vn có độ an toàn cao hơn (không phải chịu khả năng tên miền bị hacker chiếm dụng), nhưng thủ tục đăng ký rất phức tạp và tốn thời gian. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lo ngại tên miền Việt Nam dễ bị phát hiện và kiểm soát trong trường hợp Bộ Văn hóa Thông tin muốn xiết chặt quy định về quản lý cấp phép website. Do đó, xu thế phổ biến hiện nay là doanh nghiệp sẽ chọn mua tên miền quốc tế và các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web cũng thường tư vấn cho khách hàng của mình đăng ký một tên miền .com hoặc .net.

Hình 3.7

Tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng thời kỳ 32,76% 45,90% 67,24% 54,10% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% Các website thành lập từ năm 2003 - 2004 Các website thành lập trước 2003 Tỷ lệ tên miền .vn Tỷ lệ tên miền QT Tính năng TMĐT ca trang web

Tính năng TMĐT của các website doanh nghiệp ở Việt Nam hiện vẫn còn ở

mức tương đối sơ khai. Kết quảđiều tra 230 công ty đã xây dựng website cho thấy,

đa phần những website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm dịch vụ (92,17%). Khoảng trên 40% website đã tiến thêm một bước là có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuyến (bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản) chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website dịch vụ (du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông)

Bảng 3.5

Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT

Sản phẩm Giá cả Đặt hàng Thanh toán trực tuyến Dvụ khách hàng

92,17% 47,83% 40,43% 10,47% 47,83%

La chn mô hình kinh doanh TMĐT

73,91% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng là đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn: 56,09%. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp khi xây dựng website đã có ý thức quảng bá trang web của mình bằng nhiều hình thức. 52,61% đơn vị được hỏi cho biết có đăng ký website với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, như Yahoo!, Google hay danh bạ

website do một tổ chức trong nước đứng ra tập hợp. Trên 50% doanh nghiệp có quảng cáo website qua các phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi link với những trang web khác, tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Bảng 3.6

Các hình thức quảng bá website của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương tiện đại chúng Liên kết website Quà tặng Không quảng cáo

50,43% 53,04% 21,34% 16,52%

Hiu quđầu tư TMĐT

Kết quả khảo sát nhóm doanh nghiệp có website, là những doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai ứng dụng TMĐT ở các mức độ khác nhau, cho thấy tỷ trọng đầu tư CNTT có sự phân tán khá lớn, với 38,1% đơn vị được hỏi cho biết hàng năm dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động cho ứng dụng CNTT, 39,3% chi từ 5 đến 15%, và 22,6% chi trên 15% cho lĩnh vực này.

Do ứng dụng CNTT đòi hỏi một số hạ tầng kỹ thuật nhất định với chi phí tối thiểu được cố định không kể quy mô doanh nghiệp, đầu tư CNTT sẽ chiếm một tỷ

trọng lớn hơn trong tổng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xét tương quan vốn của loại hình doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp lớn. Kết quả điều tra cũng phần nào phản ánh được thực trạng này. Khoảng 30% doanh nghiệp ở quy mô 50 nhân viên trở xuống cho biết hàng năm chi trên 15% về những khoản mục liên quan đến CNTT, so với tỷ lệ 16% các doanh nghiệp lớn (từ 100 nhân viên trở lên) đầu tưở mức độ này.

Bảng 3.7

Tỉ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động thường niên Quy mô doanh nghiệp

Tỷ trọng chi CNTT Từ 30 nv trở xuống 30-50 nv 50-100 nv 100-300 nv Trên 300 nv Tính chung Dưới 5% 30,36% 33,33% 50,00% 37,50% 45,24% 38,10% Từ 5% - 15% 42,86% 33,33% 25,00% 46,88% 38,10% 39,29% Trên 15% 26,79% 33,33% 25,00% 15,63% 16,67% 22,62%

Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT như vậy là tương đối cao, nhưng hiệu quả thực tế do đầu tư này mang lại vẫn được doanh nghiệp đánh giá khá dè dặt. 58,9% các doanh nghiệp cho rằng ứng dụng TMĐT đóng góp dưới 5% vào tổng doanh thu của đơn vị, và chỉ có 13,7% đánh giá phần đóng góp này đạt trên 15%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô vốn hạn chế, phải chịu sức ép chi phí lớn hơn khi triển khai ứng dụng CNTT nhưng lại thu được hiệu quả thấp hơn từ

những ứng dụng này. Nhóm doanh nghiệp nhỏ (có 30 nhân viên trở xuống) tỏ ra bi quan hơn cả: có đến 63,8% đơn vị được hỏi cho biết ứng dụng CNTT - TMĐT chỉ đóng góp dưới 5% vào việc tạo doanh thu, so với 52,4% số doanh nghiệp với quy mô từ 100-300 nhân viên.

Bảng 3.8

Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

% doanh thu từứng dụng TMĐT % doanh thu do ứng dụng TMĐT đem lại 30 nv trở xuống 30-50 nv 50-100 nv 100-300 nv Trên 300 nv Tính chung Dưới 5% 63,83% 53,85% 58,82% 52,38% 57,69% 58,87% Từ 5%-15% 21,28% 15,38% 29,41% 42,86% 30,77% 27,42%

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là đối tượng cần được hỗ trợ để triển khai ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả nhất. Nhà nước cần có chính sách hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vừa tiếp thu

được những kỹ thuật tiên tiến của thế giới, vừa không chịu sức ép quá lớn về chi phí đồng thời thu được hiệu quả kinh tế thật sựđối với hoạt động đầu tư cho TMĐT của doanh nghiệp.

Thời gian hoàn vốn (hiểu theo nghĩa là thời gian để đầu tư bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế) cũng là một yếu tố các doanh nghiệp phải cân nhắc khi triển khai

ứng dụng TMĐT trong đơn vị. Kết quả điều tra cho thấy nhận định của doanh nghiệp về mức độ thu hối vốn của đầu tư TMĐT có độ phân tán khá rộng. Trung bình, thời gian thu hồi vốn được các doanh nghiệp điều tra ước tính ở mức từ 2-5 năm, là thời gian khá dài xét bối cảnh đầu tư TMĐT chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng đầu tư của doanh nghiệp như phân tích ở trên. Đặc biệt có đến 16,76% doanh nghiệp được hỏi dự tính phải mất trên 5 năm để đầu tư TMĐT bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế thực sự.

Hình 3.8

Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp

0,00%5,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 50,00% Từ 1-2 năm Từ 2-5 năm Trên 5 năm T l d o an h ng hi p nh n đị nh 2. Các hình thức tổ chức website 2.1. Website doanh nghiệp

Đây là loại hình website đang phát triển mạnh nhất hiện nay, và chiếm phần lớn (hơn 90%) trong tổng số website doanh nghiệp được khảo sát. Trong trào lưu hội nhập kinh tế và nhằm thích ứng với sự vận động của xã hội thông tin, nhiều doanh nghiệp giờ đã coi một địa chỉ trên Internet như phần không thể thiếu của chiến lược xây dựng thương hiệu công ty. Tuy nhiên, đa phần các website hiện nay mới dừng ở mức cung cấp những thông tin giới thiệu cơ bản nhất, chưa thể được coi là những website TMĐT cho phép có sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng để tiến hành một số khâu của quy trình giao dịch. Bảng sau so sánh các tính năng TMĐT của website giữa hai nhóm công ty kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ, dựa trên kết quảđiều tra gần 230 doanh nghiệp.

Bảng 3.9

Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT - so sánh giữa website hàng hóa và dịch vụ

Tính năng Website hàng hóa Website dịch vụ

Thông tin sản phẩm 98,82% 89,80%

Thông tin giá cả 51,76% 53,06%

Liên hệđặt hàng 45,88% 40,82%

Thanh toán trực tuyến 5,88% 24,49%

Dịch vụ khách hàng 40% 63,27% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào các số liệu ở bảng trên, nổi bật lên một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ

website dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến cao hơn hẳn các website bán hàng (24,49% so với 5,88%). Những loại hình dịch vụđi đầu trong ứng dụng này là dịch vụ du lịch và công nghệ thông tin (bao gồm cả dịch vụ phần mềm, dịch vụ Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng khác). Mặc dù tỷ lệ website “cho phép thanh toán trực tuyến” chưa phản ánh được tỷ lệ thực tế các giao dịch tiến hành có sử dụng biện pháp thanh toán trực tuyến, con số này cũng phần nào nói lên một xu hướng phát triển TMĐT hiện nay, đó là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có nhận thức cao và đang đi trước một bước trong việc triển khai ứng dụng TMĐT để phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của mình. Điều này còn được thể

hiện trong việc tỷ lệ website có dịch vụ khách hàng (theo nghĩa cho phép trao đổi thông tin, tư vấn giữa doanh nghiệp và khách hàng) của khu vực kinh doanh dịch vụ cao gấp rưỡi khu vực kinh doanh hàng hoá: 63,27% website dịch vụ có tính năng này, so với tỷ lệ 40% của website hàng hoá.

Tính tích cực và chủ động của doanh nghiệp trong việc phát huy các tính năng TMĐT của website còn được thể hiện ở mức độ cập nhật thông tin trên trang web. Và lại một lần nữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tỏ rõ ưu thế trên khía cạnh này. 41,3% các website dịch vụ được cập nhật thông tin hàng ngày, so với 26,83% website hàng hoá. Tỷ lệ website hàng tháng mới được cập nhật một lần của các công ty kinh doanh hàng hoá cao gấp 2,5 lần các công ty kinh doanh dịch vụ

(28,05% so với 10,87%). Xét thông tin là yếu tố cốt lõi của một website, không chỉ

về sựđa dạng, chi tiết của thông tin mà còn cả tính kịp thời và liên tục, thì cường

độ cập nhật website của các công ty dịch vụ cũng cho thấy cách thức triển khai CNTT và TMĐT mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Đây sẽ là nền tảng để doanh nghiệp phát huy được hiệu quả ứng dụng TMĐT trong tương lai, khi mà môi trường pháp lý và chính sách cho thương mại điện tử ở Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn.

Bảng 3.10

Mức độ thường xuyên cập nhật của các loại website

Mức độ cập nhật Website hàng hóa Website dịch vụ Không xác định

Hàng ngày 26,83% 41,30% 26,51%

Hàng tuần 21,95% 26,09% 34,94%

Hàng tháng 28,05% 10,87% 15,66%

Thỉnh thoảng 23,17% 21,74% 22,89%

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay thì hiệu quả thực tế của ứng dụng TMĐT, cụ thể là của website công ty, đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế. Với thang điểm từ 0 đến 4 cho những tác dụng mà website mang

ty”, còn tác động “tăng doanh số” hay “tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động” nhận

được điểm bình quân gần xấp xỉ nhau (1,85 và 1,96) từ các doanh nghiệp được khảo sát. Trong khi nhiều doanh nghiệp đánh giá cao website như một phương tiện

để xây dựng hình ảnh công ty, mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới bằng cách cho điểm 4 (điểm tối đa) những tác dụng này, thì chỉ có rất ít doanh nghiệp được hỏi cho điểm cao nhất về tác dụng “tăng doanh số” hay “tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động” đến 3.

Bảng 3.11

Cho điểm các tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp (4 là mức tác dụng cao nhât) Tác dụng Điểm bình quân Điểm tối thiểu Điểm tối đa Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9 0 4 Thu hút khách hàng mới 2,6 0 4 Xây dựng hình ảnh công ty 3,2 0 4 Tăng doanh số 1,9 0 3 Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0 0 3

Việc đánh giá cho điểm này phản ánh thực tế là đa phần doanh nghiệp hiện có website mới chỉ coi đây như một kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm. Với cách nhìn nhận như vậy, doanh nghiệp chưa thể chú trọng đầu tư theo chiều sâu để khai thác hết những lợi ích tiềm năng mà

ứng dụng này mang lại. Nhiều website hiện nay giống như tấm danh thiếp công ty hơn là một phương tiện hữu hiệu để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng và mở

rộng phạm vi phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tùy theo cấu trúc và tính năng của website, có thể tạm phân các website theo ba cấp độ sau:

Website giới thiệu công ty và lĩnh vực kinh doanh

Đây là loại hình website đơn giản nhất, với cấu trúc tĩnh, thông tin mang tính khái quát và rất ít khi phải cập nhật. Chi phí thiết kế cũng như duy trì các website loại này tương đối thấp. Khảo sát một số công ty chuyên cung cấp dịch vụ

và giải pháp TMĐT cho thấy tỷ lệ website loại này chiếm từ 50% đến 80% tổng số

website doanh nghiệp mà họ từng thiết kế. Dưới đây là minh hoạ về một website giới thiệu công ty, website này bao gồm 29 trang web tĩnh với một số hình ảnh và thông tin khái lược về công ty và sản phẩm.

Catalogue sản phẩm

Ở một cấp độ cao hơn website giới thiệu công ty, loại website catalogue sản phẩm có thểđược kết nối với cơ sở dữ liệu và cho phép thường xuyên cập nhật các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 1 docx (Trang 61 - 69)