Pháp lệnh TMĐT và Luật GDĐT 1 Pháp lệnh Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 1 docx (Trang 40 - 41)

3.1. Pháp lệnh Thương mại điện tử

Tháng 1/2002, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại chủ trì Dự án Pháp lệnh TMĐT. Để thực hiện nhiệm vụđược giao, Bộ Thương mại đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Pháp lệnh TMĐT với thành viên là cán bộ, chuyên viên và chuyên gia từ các Bộ, ngành và khối doanh nghiệp liên quan. Cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành xong dự thảo cuối cùng (Dự thảo 6) của Pháp lệnh TMĐT và chuẩn bị thủ tục trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản này có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, từđó gián tiếp thúc đẩy các ứng dụng khác nhau của TMĐT. Tuy nhiên, cuối năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, trong đó không có Pháp lệnh TMĐT. Nghị quyết đã bổ sung Dự án Luật Giao dịch điện tử vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007). Tháng 10/2004, Văn phòng Quốc hội đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ngừng xây dựng Pháp lệnh TMĐT và thu hút nội dung Pháp lệnh vào Luật Giao dịch điện tử.

Hộp 2.2

Ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT là một sự kiện CNTT năm 2004

là việc "Dừng soạn thảo Pháp lệnh TMĐT, chuyển sang soạn thảo Luật Giao dịch điện tử, trong khi doanh nghiệp TMĐT đang mỏi mắt chờ luật".

Có nhiều ý kiến khác nhau đối với quyết định ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT. Một số ý kiến cho rằng nên ban hành Pháp lệnh TMĐT vì đã hoàn thành về

cơ bản nội dung Dự thảo, mặt khác, việc thi hành Pháp lệnh trên thực tế sẽ là kinh nghiệm quý giúp cho việc xây dựng Luật Giao dịch điện tử mang tính khả thi hơn.

3.2. Luật Giao dịch điện tử

Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động Dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử (GDĐT). Tới cuối năm 2004, Ban Soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6 với cấu trúc gồm 9 chương, 57 điều, quy

định về: (1) giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; (2) giá trị pháp lý của chữ ký

điện tử và thị trường chứng thực điện tử; (3) hợp đồng điện tử; (4) GDĐT của các cơ quan nhà nước; (5) vấn đề bảo mật, an toàn, an ninh; (6) vấn đề sở hữu trí tuệ

trong GDĐT thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Nếu kế hoạch xây dựng Luật GDĐT được thực hiện tốt thì cuối năm 2005 Quốc hội sẽ thông qua Luật này. Đây được coi là thời điểm lịch sử của các giao dịch điện tử tại Việt Nam, bao gồm các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại. Luật GDĐT sẽ thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu và chữ ký

điện tử được sử dụng trong các quan hệ dân sự, thương mại và hành chính; đồng thời cụ thể hoá các quy định áp dụng cho hợp đồng điện tử và các giao dịch điện tử

của khối cơ quan nhà nước. Tổ chức, cá nhân sẽ yên tâm khi tiến hành các giao dịch điện tử, vừa giảm các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian xử lý và vẫn có thể

yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi của mình một khi có tranh chấp xẩy ra.

Hộp 2.3

Xu hướng xây dựng pháp luật về GDĐT trên thế giới

Pháp luật về GDĐT quy định ba nhóm vấn đề cơ bản: (1) Thừa nhận các giao dịch điện tử (qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu) ; (2) Thừa nhận chữ ký điện tử (chữ ký số) nhằm đảm bảo tính an toàn và bảo mật của các hệ thống thông tin ; (3) quy định về những khía cạnh liên quan tới GDĐT gồm: quyền và nghĩa vụ của các nhà cung cấp dịch vụ mạng; thanh toán trực tuyến, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên mạng, bảo vệ bí mật cá nhân trên mạng, tội phạm, vi phạm trên mạng và cơ chế giải quyết tranh chấp trên mạng.

Tuỳ thực tế phát triển của mình, từng nước sẽ hình thành các chếđịnh pháp lý về GDĐT theo năm khuynh hướng sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 1 docx (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)