Các thành tạo Cambri-Devon (Є-D)

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 32 - 33)

Ở Đông bể Bắc Ustyurt các thành tạo Cambri-Devon được gộp vào một nhịp trầm tích, bao gồm các thành tạo biến chất và không biến chất.

Các thành tạo biến chất gặp ở giếng khoan tại các vùng Koskala và Montraklin, nghĩa là phía Nam và Đông Nam của khu vực nghiên cứu. Tại giếng khoan Koskala-1 theo mô tả của D.P. Khegai và T. D. Xerejnikova (1968), giếng khoan đã khoan vào các thành tạo cổ của Paleozoi ở độ sâu từ 3144m đến đáy giếng khoan tại độ sâu 3276m. Đó là các đá phiến thạch anh, sericite, graphit màu xám, xám xanh, đen. Đá được cấu tạo từ những dải thạch anh hạt nhỏ, sericite và graphit sericite vảy nhỏ xen kẹp nhau, kiến trúc dạng dải, phân phiến. Các dải thạch anh có cấu tạo hạt lớn, dải sericite có cấu tạo hạt nhỏ, những vảy sericite định hướng thành những dải song song. Ngoài ra, đá còn chứa những tinh thể canxit hạt nhỏ, khoáng vật màu đen đục (mảnh leicoxen và pyrit). Như vậy, đây là các đá biến chất và theo L. M. Akamenko

(1980), ở vùng Koskala tuổi của các thành tạo này có thể là Tiền Cambri (?). Trong khi đó, giếng khoan tại vùng Montraklin cũng gặp các thành tạo Paleozoi và được xếp vào Paleozoi dưới: Cambri-Silua. Các thành tạo trên bị biến dạng phức tạp, biến chất, có mật độ cao (đạt đến 2.778g/cm3

).

Các thành tạo không biến chất gặp ở phía đông bắc của vùng, trên dải nâng Berdah. Ở đây, tại giếng khoan Muynak-1 đã khoan được 250m (từ 4200m đến đáy giếng khoan 4450m) vào các thành tạo này với thành phần là sét kết, bột kết mỏng màu nâu xen kẹp các tập cát kết mỏng màu xám, hạt mịn đến trung (hình.3.13). Các mẫu lõi trên độ sâu 4352-4356m; 4448-4450m là các đá cát kết, bột kết nứt nẻ được xếp vào Devon.

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)