II. Phần Tây Nam của vùng, hình thái bề mặt Paleozoi ít bị phân dị Ở
3.3.1 Sơ lược lịch sử phát triển kiến tạo
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về lịch sử phát triển kiến tạo của khu vực (Abidov, 2009; Gavrilov và nnk, 2009; Joltaev, 1998; Zonenshai và nnk, 1990; v.v…) Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng quan điểm của G.J.Joltaev (1992) để đề cập một cách sơ lược lịch sử phát triển kiến tạo của vùng.
Kế thừa học thuyết phân lớp kiến tạo các mảng thạch quyển của A.V.Peive những năm 60 thế kỷ trước, G.J.Joltaev cho rằng sự hình thành phần phía nam mảng thạch quyển Á-Âu nói chung được xác định bởi những chuyển động kiến tạo theo hai quy mô khác nhau xảy ra trên hai mức khác nhau: mức toàn cầu – trên ranh giới của quyển mềm (astenosfera) và mức khu vực – trên ranh giới của lớp asteno vỏ.
Trên bình đồ khu vực, toàn bộ phần phía nam mảng thạch quyển Á-Âu nằm trong phạm vi của mảng thạch quyển tuổi Paleozoi, được gọi là Đông Âu- Turan (Joltaev, 1998). Mảng này được giới hạn ở phía đông là đại dương cổ Ural-Thiên Sơn, ở phía nam là đại dương cổ Paleotethys. Hai đại dương cổ đó phân chia mảng thạch quyển Đông Âu-Turan trên mực của lớp quyển mềm của Trái đất. Ở ranh giới đó, trên các giai đoạn phát triển khác nhau xảy ra quá trình thành tạo các rift nội lục trên mực của lớp asteno trên, phân chia phần nam và đông nam của mảng thạch quyển cổ thành những khối riêng biệt kích thước
khác nhau, trong đó có khối Bắc Ustyurt. Lịch sử phát triển kiến tạo của khu vực được thể hiện trên như các hình vẽ sau (từ hình 3.33 đến 3.36)
Hình 3. 34 Các mô hình cổ địa động lực phần phía nam mảng thạch quyển Âu-Á vào đầu Devon (D) và vào Cacbon giữa (C
Hình 3. 35 Các mô hình cổ địa động lực phần phía nam mảng thạch quyển Âu-Á vào đầu Devon (D) và vào Cacbon giữa (C
Hình 3. 37 Tiến hóa địa động lực đại dương cổ Ural – Thiên Sơn (G.Jontaep, 1992)
Trong suốt thời gian Devon và Cacbon, toàn bộ phần đông của mảng Đông Âu, trong đó có khối Bắc Ustyurt là rìa lục địa thụ động phía tây của đại dương cổ Ural – Thiên Sơn.
Bắt đầu từ Devon muộn, nhờ sự thành tạo của rift nội lục Nam_Emb tách khỏi Bắc Ustyurt từ mảng Đông Âu, chế độ kiến tạo của vi lục địa Bắc Ustyurt trở nên mạnh mẽ hơn, năng động hơn. Điều đó được thể hiện trên đặc trưng mặt cắt Paleozoi như đã mô tả ở phần trên (địa tầng). Trong thời kỳ đó, chế độ địa động lực của rìa lục địa thụ động tồn tại cả ở cánh đông của mảng Kazakstan, bao gồm cả diện tích của các bồn Torgai và Sidarya. Sự va mảng Ural – Tobol với mảng Kazakstan dẫn đến sự khép kín của nhánh Tây Đại Dương Ural. Nhờ sự va mảng mà điều kiện thành tạo trầm tích cũng thay đổi, sự thay đổi tướng của rìa lục địa thụ động bằng các thành tạo tạo núi, chủ yếu là các thành tạo lục nguyên và cuội kết, sự xuất hiện của núi lửa của các cung núi lửa vào Cacbon giữa-muộn và Pecmi.
Vào cuối Paleozoi nhờ sự va chạm của hai mảng thạch quyển Ural – Thiên Sơn, đại dương cổ không còn và trên đó hình thành nên hệ uốn nếp Ural – Thiên Sơn. Các bồn trầm tích cũng được hình thành. Bồn ven rìa Bắc Ustyurt, trong phạm vi của khối bắc Ustyurt của mảng Đông Âu, phát triển trong Devon và Cacbon ở chế độ rìa lục địa thụ động của đại dương Ural. Vào cuối Cacbon - đầu Pecmi, phía đông của bồn này bị cung uốn nếp Aralo – Kuzukum chờm lên. Vào cuồi Pecmi – đầu Triat, đây là nơi tích tụ chủ yếu các thành tạo lục nguyên màu đỏ bị phá hủy từ các hệ uốn nếp và từ mảng Kazakstan.
Từ Triat, một giai đoạn mới phát triển của bồn bắt đầu trong thành phần của mảng Á – Âu trẻ. Sự phát triển của nó chịu ảnh hưởng mạnh của hoạt động kiến tạo từ phía Mezotetic. Trên bình đồ cấu trúc hiện đại của Mezozoi và Kainozoi, trong phạm vi của bồn ven rìa Paleozoi bắc Ustyurt đã phân chia các trũng và khối nâng, trong đó có trũng Barsakelmes. Bồn bắc Ustyurt là một phần của trũng này. Trũng được tích tụ trầm tích dày đến 4000-5000m chủ yếu có nguồn gốc biển và biển – ven bờ.