Phía đông nam của hệ uốn nếp Acktumcyk: Đây là hệ uốn nếp phức

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 52)

tạp nằm ở phía Bắc của vùng nghiên cứu. Trong phạm vi của đông bể Bắc Ustyurt, phần đông nam của hệ này gồm gờ nâng Berdah, gờ nâng Valdobraznoe, giữa hai gờ nâng này là một trũng hẹp được gọi lả trũng hẹp giữa Surgil – Akta. Góc đông bắc của hệ uốn nếp này là khối nâng nhỏ Arman.

4.1. Gờ nâng Berdah: Gờ nâng này có cấu tạo vòng cung ở phía Đông của

vùng nghiên cứu, kéo dài từ Kabanbai ở phía Bắc qua Berdah ở Trung Tâm với chiều rộng khoảng 8 km. Nóc của Jura được nổi cao ở phía Nam đến độ sâu 600m ở Arka Kungrad và sâu dần về phía Bắc đến độ sâu 1450m ở Kabanbai. Ở đây đã phát hiện ra các cấu tạo như Kabanbai, Berdah, Sherge và Arka Kungrad và các mỏ khí trong các thành tạo Jura như mỏ Bắc Urga, cụm mỏ Berdah, mỏ Shege.

4.2. Gờ nâng Valdobraznoe: Là một cấu tạo hẹp với chiều rộng khoảng 6

km đến 8 km chạy theo phương Đông Bắc – Tây Nam. Nóc của các thành tạo Jura nằm ở độ sâu 1650m đến 1800m. Ở đây cũng đã phát hiện ra một loạt các cấu tạo nhỏ chạy theo phương đông bắc – tây nam như cấu tạo Baht, Omad, Bayluk, Saul, Zhantaz và Tây Muynak, trong đó cấu tạo tây Muynak đã phát hiện ra dầu.

4.3. Trũng hẹp giữa Surgil – Arka: Trũng này kéo dài theo phương đông

bắc – tây nam, là đuôi trũng đông nam của hệ uốn nếp Arktumcyk, chiều rộng đạt khoảng 8 – 10 km. Nóc của Jura nằm ở độ sâu -1850m, -1875m, tạo thành những trũng sâu kéo dài. Tại đây chưa phát hiện được cấu tạo.

4.4. Đới nâng Arman: đây là tập hợp các cấu tạo nhỏ nằm ở góc Đông Bắc

của Đông bể Ustyurt. Nóc của Jura nằm ở độ sâu khoảng 1300m.

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 52)