Hệ thống dầu khí trong đới nâng Berdah

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 81 - 84)

. Từ tây nam sang đông bắc, cấu tạo bị phức tạp hóa bởi các đứt gãy kiến tạo Phủ lên nóc PZ là cát kết của

4.2.2.4 Hệ thống dầu khí trong đới nâng Berdah

Đới nâng Berdah là một đới nâng phức tạp. Trên bề mặt nóc Paleozoi, đới nâng bị phá hủy mạnh bởi nhiều hệ thống đứt gãy. Các đứt gãy có thể là những đứt gãy nghịch đi kèm với những nếp uốn nhỏ, vì vậy tiềm năng dầu khí trong các nếp uốn nhỏ này không lớn. Mặt khác đới nâng nảy cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi hệ uốn nếp Ural – Thiên Sơn.

Các thành tạo Jura dưới gặp trong giếng khoan Muynak và acgilit với những lớp bột kết, cát kết. Acgilit màu xám tối, chứa những tập than mỏng. Vì vậy tầng này có khả năng sinh dầu khí. Nhưng vì cấu trúc địa chất phức tạp, bị phá hủy bởi nhiều hệ thống đứt gãy chạy theo phương tây bắc – đông nam, tiềm năng dầu khí trong đới nâng này cũng khó hy vọng.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1.Các thành tạo địa chất ở vùng đông nam bể Bắc Ustyurt, CH Uzbekistan gồm những phân vị chính sau đây:

- Các thành tạo Cambri – Devon là những thành tạo biến chất.

- Các thành tạo D3 – C2 là những thành tạo Cacbonat lục nguyên, hình thành trong điều kiện thềm lục địa thụ động.

- Các thành tạo Pecmi – Triat là những thành tạo mollas, màu đỏ hình thành trong điều kiện tách giãn.

- Các thành tạo Jura – Kreta là những thành tạo lục nguyên – cacbonat hình thành trong điều kiện thềm lục địa thụ động.

2. Trong các thành tạo địa chất đó, các thành tạo đá vôi, đá sét có tuổi D3 – C2 là thành tạo khả năng triển vọng sinh, chứa, chắn dầu khí.

3. Cấu trúc địa chất ở vùng đông bể bắc Ustyurt được chia thành các đơn vị:

4. Trong các đơn vị kiến trúc của vùng, gờ nâng Trung Tâm Kuanish – Koskala là gờ nâng có triển vọng dầu khí trong các thành tạo Paleozoi.

5. Trên sơ sở phân tích các thành tạo địa chất và các đơn vị kiến trúc, khu vực triển vọng được xác định là vùng Trung Tâm của Kuanish – Koskala được giới hạn bởi vùng Kyzylkair ở phía bắc và Kubla - Chink ở phía nam với đối tượng được lựa chọn là các thành tạo D3 – C2.

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở các kết luận trên, một số kiến nghị được đề xuất như sau: 1. Thu thập thêm các tài liệu địa chất, địa chấn và địa vật lý ở vùng nghiên cứu. Tiếp tục nghiên cứu thành phần vật chất, đặc điểm địa hóa, đặc điểm biến chất của các thành tạo địa chất D3 – C2.

2. Dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu về diện phân bố của các thành tạo trước J ở vùng nghiên cứu, cần phải minh giải các tuyến địa chấn và xây dựng các bản đồ nóc các tầng trước J, đặc biệt là nóc tầng D3-C2 để xác định cấu tạo, là cơ sở cho việc chọn lựa diện tích triển vọng và đầu tư giai đoạn tiếp theo.

3. Nghiên cứu các pha biến dạng tác động vào giai đoạn D3 – C2. Nghiên cứu khả năng nứt nẻ của D3 – C2.

4. Cần nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu địa hóa và tính chất thấm chứa của các đá nhằm làm sáng tỏ hệ thống dầu khí của vùng nghiên cứu. Đặc biệt là xác định khả năng nạp bẫy, di chuyển dầu khí vào các bẫy D3 – C2.

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)