II. Phần Tây Nam của vùng, hình thái bề mặt Paleozoi ít bị phân dị Ở
3.3.2 Lịch sử phát triển kiến tạo các giai đoạn trước Jura
Lịch sử phát triển kiến tạo của vùng Đông bể Bắc Ustyurt có thể chia ra các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn Tiền Cambri-Devon: Đây là giai đoạn tạo móng kết tinh của vi lục địa Ustyurt. Các đá được thành tạo là các đá phiến thạch anh, sericite, graphit được phân bố chủ yếu ở phía nam, đông nam của vùng. Chúng bị biến dạng phức tạp.
- Giai đoạn Devon muộn Famen – Cacbon giữa: Vùng đông bể Bắc
Ustyurt nói riêng và bể Bắc Ustyurt có chế độ thềm rìa lục địa thụ động của đại dương cổ Ural – Thiên Sơn. Di chỉ của nó là các thành tạo đá vôi sinh vật màu trắng, màu xám sáng, nứt nẻ, hang hốc bị dolomit hóa, có chứa vật liệu hữu cơ xen kẹp các lớp đá sét, acgilit màu đen. Độ rỗng của đá vôi tương đối tốt đến 13%, độ thấm tốt. Nhìn chung các đá bị biến chất yếu.
- Giai đoạn Cacbon muộn – Pecmi sớm: Vùng nghiên cứu có chế độ tạo núi sau va mảng. Các mảng và vi mảng va vào nhau, khép lại đại dương Ural – Thiên Sơn và tạo nên đai uốn nếp Thiên Sơn – Nam Ural. Vùng nghiên cứu nằm ở vùng trước núi với chế độ san bằng, các thành tạo trầm tích hầu như vắng mặt. Vào cuối giai đoạn này, khu vực nghiên cứu chịu chế độ lục địa và bị ảnh hưởng mạnh của cung núi lửa Ural với di chỉ là các thành tạo phun trào và các đá vụn màu sặc sỡ.
- Giai đoạn Pecmi muộn – Triat sớm: Vùng nghiên cứu trong giai đoạn
này chịu chế độ tách giãn rift với các di chỉ để lại là các thành tạo lục địa với thành phần là sét kết, cát kết với những lớp mỏng sạn kết có màu đỏ, đôi nơi có màu sặc sỡ, xen kẹp những phân lớp màu xám. Các thành tạo trầm tích của giai đoạn này chủ yếu được hình thành do phá hủy các đá có từ trước ở những vùng này. Ví dụ ở phía đông của trũng Barsakelmes các thành tạo Pecmi muộn là những sản phẩm phá hủy từ các đá phun trào axit; ớ phía nam của vùng lại găp
chủ yếu những mảnh dolomit và đá vôi được phá hủy từ khối nâng Trung Tâm Ustyurt.
- Giai đoạn Jura – Eoxen: Vùng Ustyurt nói chung và phần đông bể Bắc Ustyurt nói riêng chịu chế độ thềm rìa lục địa thụ động của Đại Dương Mezotetic. Biển tiến với xu thế từ Tây Nam lên Đông Bắc và biển tiến cực đại có thể ghi nhận vào Jura giữa – muộn. Trong Kreta chế độ biển nông, biển ven bờ đóng vai trò chính. Di chỉ của giai đoạn này là các thành tạo lục nguyên – cacbonat với thành phần là cát kết, acgilit, bột kết, đá macnơ và đá vôi. Các thành tạo acgilit, sét kết màu xám, xám đen có tuổi Jura dưới – giữa là tầng sinh chính của bồn Ustyurt.
- Giai đoạn Oligoxen – Đệ Tứ: Đây là giai đoạn lục địa bình ổn với các
thành tạo sét xám sáng, xám xanh, xám gạch, chứa vôi, thậm chí trong Neogen còn gặp những lớp đá macnơ, đá vôi chứa sét. Nhìn chung, đây là lớp phủ lục địa mỏng. Xa hơn, về phía đông và đông nam của vùng là các vùng núi cao, điển hình là dãy Thiên Sơn, độ cao đạt tới trên 5000m là kết quả của sự va mảng giữa mảng Ấn Độ và Châu Á.
Chương 4. Đánh giá triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt 4.1 Biểu hiện chứa dầu khí
Các phát hiện dầu khí đã được đề cập sơ lược trong chương 2 của báo cáo này. Cần phải nhấn mạnh rằng các biểu hiện chứa dầu khí được thể hiện rõ nét
nhất ở trong các thành tạo Jura – thành tạo chứa dầu khí truyền thống của Uzbekistan. Đối với khu vực đông bể Bắc Ustyurt, các biểu hiện dầu khí trong
đối tượng này chủ yếu được phát hiện đầu tiên trên gờ nâng Trung Tâm Kuanish – Koskala. Đây là gờ nâng được đánh giá có triển vọng về tiềm năng dầu khí cao ở khu vực. Biểu hiện lần đầu được ghi nhận vào năm 1963 khi khoan giếng khoan thông số 1 ở cấu tạo Alambek. Khí được phát hiện từ các thành tạo Jura dưới.
Ở phía bắc của đới nâng vào năm 1968 mỏ khí - condensat Kuanish được phát hiện. Tầng sản phẩm là tầng cát kết lót đáy có tuổi Jura dưới với độ dày 60 – 70m.
Vào năm 1977, trên vùng Tây Barsakelmes, ờ giếng khoan số 1 và số 2 từ các tập cát kết của phần trên các trầm tích Jura giữa đã thu được dòng khí với lưu lượng 100.000m3/ ngày đêm. Dòng dầu công nghiệp thu được từ cát kết của các thành tạo Jura dưới ở giếng khoan số 3.
Vào năm 1983 ở phía nam Alambek đã phát hiện ra mỏ khí – condensat Akchalak. Tầng sản phẩm là tầng cát kết lót đáy các thành tạo Jura dưới và tầng thấu kính cát kết có tuổi Jura giữa.
Đến nay, ở đới nâng Kuanish – Koskala đã phát hiện 15 diện tích có triển vọng (Alambek, Kuanish, Barsakelmes Tây, Karakuduk, Barsakelmes đông, Akchalak, Karachalak, Kushkair Trung Tâm, Bắc Karaumbet, muryn, Tribiny, Adzibai, Chink, Priozer) trong đó có 4 mỏ cho dòng khí và condensat công nghiệp trong các tập sản phẩm tuổi Jura (Kuanish, Tây Barsakelmes, Akchalak, Kochalak). Các cấu tạo còn lại đều có biểu hiện khí ở các tầng sản phẩm tuổi Jura, nhưng đều là những dòng khí không công nghiệp.
Các biểu hiện dầu khí cũng phát hiện được ở trũng Sudochi. Ở đây đã phát hiện được các diện tích triển vọng như Urga, Sudochi, Daily, Aral, Bắc Urga, Kungrad. Trong đó đã phát hiện các mỏ cho dòng khí và condensat công nghiệp ở các tầng sản phẩm trong các thành tạo Jura: Urga, Daily, Aral.
Dải nâng Berdah cũng xác định được nhiều diện tích có triển vọng dầu khí trong các thành tạo Jura. Đó là Surgil, Berdah, Berdah Đông, Berdah Bắc, Uchsay, Arka Kungrad. Ở đây cũng đã phát hiện được các mỏ có biểu hiện khí khi khoan trong các tầng sản phẩm tuổi Jura giữa. cấu tạo Muynak ở gờ nâng Valdobranznoe cũng phát hiện được dầu.
Đối với các thành tạo trước Jura, biểu hiện dầu khí được phát hiện đầu
tiên trong giếng khoan thông số Karakuduk-1 từ đá vôi có tuổi Paleozoi muộn. Đến nay đã phát hiện được 3 mỏ: Karachalak, Kochakak ở gờ nâng Kuanish – Koskala và mỏ Bắc Urga ở trũng Sudochi.
Tính đến ngày 1.1.2009, ở toàn vùng Bắc Ustyurt đã phát hiện được 14 mỏ khí, condensat-khí như sau: Kuanish, Kokchalak, Karachalak, Akcholak, Đông Barxakelmes, Urga, Daily, Berdah, Đông Berdah, Nắc Berdah, Uchsay, Surgil- Bắc Aral, Shagrirluk và Shege. Các mỏ được tìm ra nằm trong khoảng địa tầng Paleozoi, Jura hạ, Jura trung và Jura thượng.
Về mặt trữ lượng, đó là những mỏ nhỏ như Karachalak, Kokchalak v.v… đến những mỏ lớn như Surgil – Bắc Aral. Các mỏ trong Paleozoi thường gắn với các thành tạo cacbonat của tổ hợp thạch kiến tạo D3-C2. Các mỏ trong Jura thường liên quan đến bẫy kiểu kiến trúc – thạch học. Đa số các mỏ đều nhiều vỉa chứa, ví dụ như mỏ Surgil – Bắc Aral có đến 22 vỉa collector, chứa 57 vị trí có khí – condensat.
Bên cạnh các mỏ đã tìm ra, trên một số diện tích còn ghi nhận những dòng dầu và khí công nghiệp, không công nghiệp. Các dòng khí công nghiệp gặp trên diện tích Kushkair Trung Tâm, Bắc Urga, Chibini, không công nghiệp gặp ở Priozer, bắc Karaumbet, Aral. Các biểu hiện dầu gặp ở các giếng khoan trên diện tích Karakuduk, Tây Barsakelmes, Đông Myunak, Bắc Aral.
Từ những biểu hiện dầu khí nêu trên có thể thấy rằng khu vực đông bể Bắc Ustyurt là vùng có tiềm năng dầu khí lớn.