Các thành tạo Pecmi trên-Triat (P2-T)

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 36 - 38)

Các thành tạo Pecmi trên-Triat phân bố không đồng đều ở khu vực nghiên cứu (hình 3.20 ). Ở trên gờ nâng Kuanish – Koskala, các thành tạo này có bề dày mỏng: ở giếng khoan Karakuduk-1, độ dày của P2-T chỉ có 20m (3480- 3500m), ở giếng khoan Karakuduk-2 độ dày của chúng là 60m (3540-3600m). Ở vùng trũng Barsakelmes thành tạo này có độ dày lớn hơn: ở giếng khoan Arkmankazgan-1 gặp các thành tạo này ở độ sâu 3460m đến đáy giếng khoan 3920m; với độ dày 460m giếng khoan chưa khoan qua hết các thành tạo Permi trên - Triat. Ở giếng khoan Muynak -1 không gặp các thành tạo này. Nhìn chung các thành tạo Permi muộn – Triat phân bố trùng với đới tách giãn tạo rift.

Đây là các thành tạo màu đỏ, đôi nơi là các thành tạo sặc sỡ với những phân lớp màu xám. Thành phần chủ yếu của các thành tạo này là sét kết, cát kết

với những lớp mỏng sạn kết. Tại giếng khoan Arkmakazgan-1, các thành tạo Pecmi trên - Triat dưới gặp ở độ sâu 3460m đến đáy giếng khoan ở độ sâu 3920m (độ dày 460m) chủ yếu là sét kết (chiếm từ 35% đến 75%), bột kết, cát kết và cuội-sạn kết. Nhìn chung, ở đây các thành tạo hạt nhỏ (sét, bột) đóng vai trò chủ yếu, ít hơn là cát kết với trầm tích hạt thô (sạn kết, cuội kết với những hạt cuội nhỏ). Trong cát kết thì cát kết grauvac và đa khoáng là chủ đạo. Độ mài tròn và lựa chọn kém. Xi măng chủ yếu là sét, thành phần cacbonat ít và mỏng. Acgilic bị nén chặt. Các thành tạo này được hình thành trong môi trường lục địa.

Hình 3. 21 Sơ đồ phân bố các thành tạo P2-T ở Đông bể Bắc Ustyurt theo bản đồ cấu trúc-kiến tạo khu vực Caspian – Turan (có chỉnh sửa theo tài liệu giếng khoan)

Theo tài liệu địa chấn, các thành tạo Pecmi trên-Triat dưới nằm giữa các tầng phản xạ. TV và TVI được đặc trưng với trường sóng phản xạ kiểu phân lớp; sóng không mạnh với nhiều dấu vết của đứt gãy. Độ dày của chúng thay đổi từ 100 đến 400m; chỗ sâu nhất dến 900m.

Một phần của tài liệu Luận văn Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí phần đông nam bể trầm tích bắc Ustyurt, cộng hòa Uzbekistan (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)